Thuoc bo


 
 

Facebook twitter Email
 
 
 

Tin tức mới
Cân nặng chuẩn của thai nhi theo tuần Cân nặng chuẩn của thai nhi theo tuần
Top 5 nhóm trái cây bà bầu nên ăn mỗi ngày để chống rạn da từ bên trong Top 5 nhóm trái cây bà bầu nên ăn mỗi ngày để chống rạn da từ bên trong
4 cặp thực phẩm nấu cùng nhau giúp bé khỏe, lớn nhanh 4 cặp thực phẩm nấu cùng nhau giúp bé khỏe, lớn nhanh
6 loại thực phẩm giải nhiệt cho cơ thể 6 loại thực phẩm giải nhiệt cho cơ thể
Thực phẩm tốt ăn sai giờ cũng gây hại Thực phẩm tốt ăn sai giờ cũng gây hại
4 cách giúp chân khỏe, đẹp hơn 4 cách giúp chân khỏe, đẹp hơn
Món ăn cho người bị động thai Món ăn cho người bị động thai
 
DANH MỤC SẢN PHẨM
FERCALPRO Tablet - Viên bổ sung calcium hữu cơ và khoáng chất tạo hệ xương khỏe mạnh tự nhiên.

FERCALPRO Tablet - Viên bổ sung calcium hữu cơ và khoáng chất tạo hệ xương khỏe mạnh tự nhiên.

MOXIO PLUS - Viên bổ máu- tăng sức đề kháng- ngăn ngừa nám da khi mang thai

MOXIO PLUS - Viên bổ máu- tăng sức đề kháng- ngăn ngừa nám da khi mang thai

VITAFACT PREGNANCY- viên bổ đa lượng toàn diện cho bà bầu ngừa ốm nghén - dự phòng khuyết tật thai

VITAFACT PREGNANCY- viên bổ đa lượng toàn diện cho bà bầu ngừa ốm nghén - dự phòng khuyết tật thai

SI RÔ CHO TRẺ BIẾNG ĂN, PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN- NUPROHEM

SI RÔ CHO TRẺ BIẾNG ĂN, PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN- NUPROHEM

OLIGOKARE FORTE- Viên bổ tinh trùng, nâng cao chất lượng và số lượng tinh trùng.

OLIGOKARE FORTE- Viên bổ tinh trùng, nâng cao chất lượng và số lượng tinh trùng.

OVUMCARE FORTE-Viên bổ trứng, liệu pháp mới trong điều trị hiếm muộn ở phụ nữ

OVUMCARE FORTE-Viên bổ trứng, liệu pháp mới trong điều trị hiếm muộn ở phụ nữ

OSALACTO- GIẢI PHÁP CÂN BẰNG HỆ VI SINH Ở ĐƯỜNG TIÊU HÓA

OSALACTO- GIẢI PHÁP CÂN BẰNG HỆ VI SINH Ở ĐƯỜNG TIÊU HÓA

MIRAVIT PREGNANCY- VIÊN BỔ ĐA LƯỢNG CHO BÀ BẦU

MIRAVIT PREGNANCY- VIÊN BỔ ĐA LƯỢNG CHO BÀ BẦU

HELIOT SI RÔ CHỐNG BIẾNG ĂN

HELIOT SI RÔ CHỐNG BIẾNG ĂN

GROWFAST-SI RÔ BỔ MÁU

GROWFAST-SI RÔ BỔ MÁU

RUTIBA DROP- GIẢI PHÁP CHỐNG - CÒI XƯƠNG Ở TRẺ EM - DO THIẾU VITAMIN D

RUTIBA DROP- GIẢI PHÁP CHỐNG - CÒI XƯƠNG Ở TRẺ EM - DO THIẾU VITAMIN D

WOMANCAPS-VIÊN BỔ MÁU, TĂNG SỨC ĐỀ KHÁNG

WOMANCAPS-VIÊN BỔ MÁU, TĂNG SỨC ĐỀ KHÁNG

LYSICALFER HỖN DỊCH CHỐNG CÒI XƯƠNG

LYSICALFER HỖN DỊCH CHỐNG CÒI XƯƠNG

MEOTEPZIN PLUS-SI RÔ TIÊU HÓA

MEOTEPZIN PLUS-SI RÔ TIÊU HÓA

DAY BY DAY FOR BABY

DAY BY DAY FOR BABY

Liên hệ với chúng tôi
 thuoc bo   Email: marketing@osakapharma.com
 thuoc bo  Hotline: 096.308.5682 hoặc 090.697.8589
Connect with us on
Youtube facebook Twitter in
 
Tư vấn trực tuyến
Bán Hàng tại TPHCM
tu van online
Bán hàng tại Hà Nội
tu van online
Đối tác
doi tac doi tac
Thống kê truy cập
onlineOnline: 2
tong Tổng: 3831979

Home > TIN TỨC >

Lưu ý dùng thuốc phối hợp trị cảm và ho cho trẻ

Lưu ý dùng thuốc phối hợp trị cảm và ho cho trẻ , OSAKA BIOTECH LIMITED

 Các loại thuốc phối hợp trị cảm và ho

Thuốc phối hợp trị cảm và ho cho trẻ em bao gồm các nhóm thuốc: thuốc giảm đau hạ sốt có phối hợp thuốc giảm ho, thuốc làm loãng đờm, kháng histamin và nhóm thuốc chống sung huyết. Hầu hết các thuốc này được bán rộng rãi không cần đơn và thường được coi là an toàn, thậm chí có thể mua được với số lượng không hạn chế. Chính vì vậy, đã có nhiều trường hợp cho trẻ dùng các loại thuốc trị cảm không đúng liều, lạm dụng thuốc, gây hậu quả nghiêm trọng. Ngay tại các nước y học phát triển hàng đầu thế giới như: Mỹ, Úc, Canada, châu Âu..., cơ quan y tế các nước này cũng đã tiến hành nhiều khảo sát và đưa ra các đánh giá về độ an toàn của thuốc điều trị các triệu chứng của cảm và ho cho trẻ em với nhận định: có các nguy cơ tiềm tàng khi sử dụng các thuốc này ở trẻ em.

Lưu ý dùng thuốc phối hợp trị cảm và ho cho trẻ
Không nên tự ý cho trẻ dùng thuốc, chỉ cho trẻ dùng thuốc khi thật cần thiết.

 

Tác dụng phụ của thuốc điều trị ho và cảm đối với trẻ nhỏ

Những nhóm thuốc được sử dụng phổ biến nhất trong điều trị triệu chứng của ho và cảm là thuốc chống viêm hạ sốt, kháng histamin, chống sung huyết, giảm ho, long đờm hoặc các chế phẩm phối hợp những thành phần này, thường được coi là an toàn. Tuy nhiên, khi dùng ở trẻ em, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, chúng có thể gây ra không ít tác dụng phụ.

Các thuốc co mạch đường uống như pseudoephedrin hydrochloride và ephedrin có thể kích thích hệ thần kinh trung ương của trẻ gây ra các biểu hiện như run chân tay, quấy khóc, vã mồ hôi, nôn trớ và nhịp tim nhanh.

Những thuốc kháng histamin thế hệ 1 như diphenhydramin hydrochloride, chlorpheniramin maleate có thể qua hàng rào máu não của trẻ gây tác dụng an thần và làm mờ triệu chứng của bệnh. Ngoài ra, ở trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, các thuốc này còn có thể gây hội chứng kích thích.

Các thuốc giảm ho như dextromethorphan hydrobromid, codein có thể làm cho trẻ vật vã, quấy khóc, tăng trương lực cơ, nôn mửa và táo bón.

Sử dụng phối hợp đồng thời các nhóm thuốc trên có thể làm tăng nguy cơ của các phản ứng phụ. Bên cạnh đó, một số nhóm thuốc có thể có những phản ứng phụ giống nhau. Khi dùng chung các thuốc đó với nhau, các phản ứng này có thể sẽ nặng lên do sự cộng gộp.

Cảnh giác với thành phần paracetamol

Paracetamol (tên khác là acetaminophen) là hoạt chất chính trong nhiều loại thuốc hạ sốt, giảm đau hoặc các loại thuốc phối hợp các thành phần làm giảm các triệu chứng của cảm và dị ứng, trong đó có cả các loại thuốc cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên, cũng chính vì bản thân hoạt chất có nhiều tên gọi khác nhau, lại có mặt trong nhiều loại thuốc khác nhau nên việc sử dụng cho trẻ nhỏ cũng cần đặc biệt lưu ý để tránh những tai biến khi dùng thuốc. Không ít người nhầm lẫn nghĩ là paracetamol và acetaminophen là hai thuốc khác nhau nên muốn con chóng khỏi bệnh đã cho uống hai loại thuốc có 2 thành phần trên, dẫn đến quá liều và gây hại cho trẻ, thậm chí dẫn đến ngộ độc paracetamol với các biểu hiện ban đầu gồm: chán ăn, buồn nôn, nôn, khó chịu và vã mồ hôi. Biểu hiện nặng hơn là: vàng da, hạ đường huyết, thoái hóa não, suy thận, các vấn đề về tim và rối loạn đông máu...

Những lưu ý khi phối hợp thuốc trị cảm và ho

Chỉ cho trẻ dùng thuốc khi thật cần thiết. Trong nhiều trường hợp, tình trạng của trẻ chưa đến mức phải dùng thuốc nhưng cha mẹ vẫn cho con uống thuốc ho, cảm khiến một số trẻ bị dị ứng, ngộ độc với thuốc và có hại cho gan, thận.

Đối với các loại thuốc cảm có phối hợp với các chất chống dị ứng, phải hết sức thận trọng. Cần hạn chế cho trẻ em dưới 6 tuổi dùng thuốc ho và cảm chứa thuốc kháng histamin. Một số cha mẹ cho trẻ nhỏ dùng thuốc của người lớn càng nguy hiểm hơn. Vì vậy, nhất định phải chọn loại thuốc dành riêng cho trẻ em. Không nên lạm dụng các loại thuốc phối hợp nhiều thành phần. Nên chọn những loại thuốc có thành phần đơn chất có tác dụng giảm đau, hạ sốt như paracetamol hay ibuprofen.

Các bậc phụ huynh chú ý, trước khi dùng thuốc cho trẻ, phải đọc tất cả các nhãn thuốc cẩn thận và tuân theo hướng dẫn sử dụng. Nếu khó hiểu, hãy gọi cho dược sĩ hoặc bác sĩ để được giải thích. Không được cho trẻ em uống 2 hay nhiều thuốc có cùng hoạt chất trong cùng một lần. Hãy cảnh giác với nguy cơ dùng quá liều. Hầu hết các thuốc đều có thể nguy hiểm khi cho trẻ uống nhiều hơn liều lượng khuyên dùng. Nếu liều khuyến nghị không có tác dụng, tuyệt đối không uống nhiều hơn. Đặc biệt, việc dùng thêm thuốc không hề tốt hơn, bệnh không nhanh khỏi hơn như một số người suy nghĩ mà lại có thể nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.

DS. Trung Tiến-Bao SK&DS


  Các Tin khác
  + Top 5 nhóm trái cây bà bầu nên ăn mỗi ngày để chống rạn da từ bên trong (30/05/2017)
  + 4 cặp thực phẩm nấu cùng nhau giúp bé khỏe, lớn nhanh (10/05/2017)
  + 6 loại thực phẩm giải nhiệt cho cơ thể (25/04/2017)
  + Thực phẩm tốt ăn sai giờ cũng gây hại (29/03/2017)
  + 4 cách giúp chân khỏe, đẹp hơn (20/03/2017)
  + Món ăn cho người bị động thai (13/03/2017)
  + 15 thực phẩm tốt cho sức khỏe của thận (04/03/2017)
  + Nhận diện bệnh qua triệu chứng đau bụng (03/03/2017)
  + Khi nào không nên thụ thai? (28/02/2017)
  + Những vitamin trong thực phẩm tốt nhất cho phổi (27/02/2017)
  + Dinh dưỡng cho bà bầu: Cần đủ và đúng (22/12/2016)
  + Giúp bạn thêm kiến thức để mang thai và sinh nở an toàn (14/12/2016)
  + 6 loại rau củ cải thiện tình trạng thiếu máu cho phụ nữ mang thai (09/11/2016)
  + Những loại rau xanh nhiều canxi hơn sữa (21/10/2016)
  + Những điều cần biết về quá trình thụ thai (19/10/2016)
  + 7 thực phẩm ngăn ngừa rụng tóc hiệu quả (17/09/2016)
  + CẤP CỨU DỊ VẬT ĐƯỜNG THỞ VỚI TRẺ DƯỚI 2 TUỔI (18/08/2016)
  + Nước ối bất thường: Cẩn thận không nguy! (16/08/2016)
  + Sự thật đằng sau mức cân nặng của bà bầu (28/07/2016)
  + Hướng dẫn mẹ bầu cách tự tính chỉ số cân nặng thai nhi (24/06/2016)
Bottom

 OSAKA BIOTECH LIMITED
Representative office: Hoang Anh New Saigon, Ho Chi Minh City, Vietnam
Email: marketing@osakapharma.com