Trong mỗi nền văn hóa đều tồn tại những nét độc đáo riêng trong ẩm thực. Tại một số quốc gia, nền văn hóa ẩm thực lâu năm ghi nhận những món ăn được chế biến từ thịt nhiều loại động vật gây tranh cãi bởi trong văn hóa các vùng miền khác, các loại động vật đó được coi là thú cưng, người bạn thân thiết với con người hoặc là những động vật cực kì quý hiếm cần được bảo tồn.
Nhiều cuộc tranh luận đã nổ ra trên khắp thế giới để bảo vệ các quan điểm nhân đạo, không sử dụng các loại động vật dưới đây trong chế biến thực phẩm. Tuy nhiên, văn hóa lâu đời của người dân tại nhiều quốc gia khác nhau vẫn ảnh hưởng rõ nét tới thói quen ăn uống của họ,
Dưới đây là những thực phẩm bị phản đối nhiều nhất trên thế giới.
10. Chuột lang Peru
Chuột lang Peru nhỏ nhắn, có bộ lông dài và mượt nên được nhiều người chọn làm vật nuôi thân thiết cho trẻ em. Nhưng ở Nam Mỹ, đây được coi là món ăn truyền thống của người dân tộc bản địa trên dãy Andes và rất phổ biến trong các bữa ăn gia đình ngày nay tại các quốc gia Peru, Bolivia, Colombia và Ecuado.
9. Thịt bê
Thịt bê hay thịt bò con bị phản đối ở Mỹ và một số nước Châu Âu bởi nhiều bằng chứng đã cho thấy bê bị nuôi theo cách thức vô nhân đạo để lấy thịt. Việc sử dụng thịt bê đã trở thành bất hợp pháp tại Anh từ năm 1990. Tuy nhiên, thịt bê vẫn được dùng phổ biến trong ẩm thực Ý và Pháp.
8. Thịt ngựa
Thịt ngựa cực kì dễ mua bán tại các thị trường Nhật Bản và châu Âu, nhưng đây được coi là món "hàng cấm" ở Mỹ, Anh, Canada và Úc. Tại các nước ăn thịt ngựa, ngựa có thể chế biến thành các món hun khói (Bỉ, Hà Lan), thịt nguội (Scandinavia), ăn tươi (Nhật Bản). Trớ trêu thay, phần không nhỏ thịt ngựa tiêu thụ ở Nhật Bản lại đến từ quốc gia cấm ăn thịt ngựa là Canada.
7. Gan ngỗng
Gan ngỗng vị ngậy béo như bơ, tan chảy trong miệng và có hương vị tuyệt hảo. món ăn có lịch sử lâu đời, từ năm 2500 trước Công nguyên ở Ai Cập cổ đại. Ngày nay, nó được coi là một món ăn Pháp và được phục vụ trong các nhà hàng cao cấp.
Tranh cãi quanh món ăn xảy ra từ việc các trang trại thường ép vịt hoặc ngỗng ăn qua đường ống, trước khi được thu hoạch để lấy thịt và gan. Việc cưỡng bức ăn để ăn được phồng to, mang tới hương vị phong phú hơn nhưng cũng được coi là phương pháp nuôi thiếu nhân đạo.
6. Cá voi
Các hiệp hội bảo vệ quyền động vật lớn trên thế giới thường xuyên phản đối các tàu đánh bắt cá voi. Hành động đánh bắt và tiêu thụ cá voi cũng được coi là phi nhân đạo tại hầu hết các nước trên thế giới. Một số nước vẫn duy trì thói quen sử dụng thịt cá voi đến ngày nay là Na Uy, Nhật Bản, các dân tộc bản địa ở Greenland và Alaska.
5. Cá heo
Cá heo cũng được tiêu thụ tại Nhật Bản nhưng không phổ biến như cá voi. Trong thực tế, việc bắt gặp người dân dùng món cá heo vô cùng hiếm hoi và hầu như chỉ thấy tại thị trấn nhỏ Taiji, phía nam đảo Honshu. Chính quyền thị trấn này ngày nay đang chịu áp lực rất lớn từ việc tiếp tục hoạt động đánh bắt cá heo, nơi đây cũng là địa điểm nhiều người biểu tình phản đối tập trung.
4. Thịt mèo
Thịt mèo hay thịt chế biến từ những con mèo nuôi trong nhà được dùng làm thực phẩm tại một số quốc gia như Trung Quốc, Việt Nam, Peru. Trước đây, một số quốc gia tiêu thụ thịt mèo như một nguồn thực phẩm, trong sự tuyệt vọng trong thời kỳ chiến tranh hay nghèo đói, trong đó có Hoa Kỳ thời chiến tranh, trong khi nhiều người tại một số quốc gia khác lại tin rằng ăn thịt mèo sẽ mang lại may mắn, sức khỏe và có thói quen ăn thịt mèo từ lâu. Một số nền văn hóa, cũng như tôn giáo khác nhau, cho rằng việc tiêu thụ thịt mèo là điều cấm kỵ, vì lý do vệ sinh hoặc các lý do nhân đạo.
3. Thịt chó
Thịt chó là thịt của các loài chó nhà, đây là một món ăn thông thường tại một số nước châu Á. Chó ở Việt Nam dùng làm thịt thường là chó cỏ không phải các loại chó kiểng vì được cho là vừa đắt vừa không ngon. Thịt chó theo Trung y có vị mặn, tính ấm. Có 11 vùng lãnh thổ trên thế giới ăn thịt chó, bao gồm: Trung Quốc, Indonesia, Hàn Quốc, Mexico, Philippines, Polynesia, Đài Loan, Việt Nam, Bắc Cực, Nam Cực, và Thụy Sĩ
Tại các quốc gia như Việt Nam, Hàn Quốc, Trung Quốc, thịt chó là món ăn khoái khẩu và được tiêu thụ nhiều, trong khi đó tại nhiều quốc gia Tây phương và Hồi giáo, việc giết chó làm thịt và ăn thịt chó (và mèo) được coi là tàn bạo và bị cấm.
2. Súp vi cá
Kể từ những năm 1300, món súp vi cá đã được coi là món ăn thập toàn đại bổ của Trung Quốc. Thành phần súp có chứa vi (vây) cá mập, là thứ siêu hiếm và quý.
Do nhu cầu thưởng thức món ăn của giới nhà giàu tăng lên, việc đánh bắt cá mập lấy vây đã diễn ra khó lòng kiểm soát. Có nhiều trường hợp cá còn sống chỉ được cắt lấy vây rồi thả về biển, chúng thường chết vì không thể bơi đúng cách. Phần khác khi bị bắt thường được xử lý toàn bộ để bán lấy thịt. Những hành động trên đã gây hậu quả nghiêm trọng tới cân bằng sinh thái biển.
1. Thịt người
Không bàn tới các vụ giết người và những tội phạm sát nhân, thế giới đã ghi nhận nhiều trường hợp sử dụng các bộ phận từ cơ thể người trong chế biênthực phẩm. Năm 2012, một người đàn ông Nhật Bản tên Mao Sugiyama đã tình nguyện cắt bỏ bộ phận sinh dục của mình làm món ăn phục vụ 22 khách hàng với giá 1000 USD cho mỗi người, ông phục vụ món ăn với rau mùi tây và nấm.
Một diễn viên hài người Canada tên Kenny Hotz đã cố gắng dành chiến thắng trong một chương trình truyền hình thực tế bằng cách ăn một hỗn hợp từ móng tay và răng từ những người bạn của mình. Ông thậm chí còn uống máu hiến của họ, ăn nhau thai và dây rốn. Đây không chỉ là hành động bị cấm trên toàn thế giới mà còn xúc phạm sâu sắc tới tính nhân đạo trong ẩm thực.
Theo SK&ĐS
|