Nấm
Nấm là một loại thực phẩm cao cấp bổ dưỡng được ví như đạm thực vật. Tuy nhiên, nấm mọc tự nhiên lại tiềm ẩn vô cùng nhiều nguy cơ cho sức khỏe.
Hàng năm, có rất nhiều trường hợp ngộ độc nấm nghiêm trọng xảy ra thậm chí gây tử vong cho hàng loạt người ăn.
Không phải vì họ không biết rằng có những loại nấm rất độc mà một thực tế cho thấy, nhiều loại nấm độc có bề ngoài rất giống nấm ăn được, mọc lẫn giữa nấm ăn được khiến người ta không thể phân biệt được.
Điển hình như nấm nấm amanita Phalloides vốn được coi là nấm tử thần nhưng hàng năm vẫn gây hàng loạt ca ngộ độc.
Nấm tử thần Amanita Phalloides có bề ngoài dễ nhầm với nấm ăn được (Ảnh minh họa)
Sắn:
Sắn là loại củ thực chất là rễ của cây sắn phình to chứa tinh bột. Tinh bột của sắn được sử dụng làm thực phẩm rất phổ biến tại các nước châu Á và châu Phi.
Tuy nhiên, trong loại của này có chứa một lượng lớn chất xyanua có thể gây ngộ độc cấp tính cho con người. Hàng năm, ngộ độc sắn chiếm 10% số ca ngộ độc thức ăn với tỷ lệ tử vong 16,7% - cao nhất trong các loại hình ngộ độc thức ăn.
Đặc biệt trong sắn cao sản còn có chứa cyanhydric là một loại độc tố làm cho các cơ quan trong cơ thể không hấp thụ được oxy gây ra các trieeujc hứng suy hô hấp, hôn mê, trụy tim mạch gấp mấy chục lần sắn thường.
Bệnh nhân có thể tử vong nếu không được can thiệp y tế kịp thời.
Để tránh ngộ độc sắn, trước khi chế biến cần ngâm sắn đã lột vỏ trong nhiều giờ trong nước để độc tố trong sắn được hòa tan. Sau khi ngâm, sắn có thể an toàn để chế biến.
Cây đại hoàng:
Cây đại hoàng vừa được dùng làm dược phẩm, vừa được sử dụng làm thực phẩm. Đại hoàng có thể sử dụng để chế biến nước uống, làm bánh...
Tuy nhiên, trong cây đại hoàng có chứa axit oxalic - một hợp chất hóa học có trong sản phẩm tẩy rửa hoặc chống rỉ. Lá cảu loại cây này còn chứa chất gây bỏng miệng, đau họng, buồn nôn...
Với những thực phẩm chứa axit oxalic như đại hoàng thì không nên lạm dụng vì acid oxalic kết hợp với calci thành oxalat calci, có thể lắng đọng ở thận, lâu ngày tạo sạn thận.
Theo SK & ĐS
|