Kích ứng da
17% phụ nữ được điều tra phải chịu đựng vết tấy đỏ và các loại kích ứng da khác vì áo ngực. Viêm da ma sát là một trong những nguyên nhân lớn nhất gây ra mảng da sậm màu dưới ngực. Tấy đỏ dưới bầu ngực thường do dị ứng với chất liệu của áo ngực (đặc biệt là chất liệu tổng hợp và ren) hoặc bởi nhiễm nấm do đổ mồ hôi quá nhiều.
Bị đau liên tục vì gọng áo ngực
Dù áo ngực gọng hỗ trợ nâng ngực tốt hơn, 36% phụ nữ cho biết họ từng phải chịu đau đớn gây ra bởi gọng áo. Vấn đề này cũng gây ra bởi mặc áo ngực nhỏ hơn kích cỡ cần thiết.
Theo các chuyên gia, 80% phụ nữ mặc áo ngực sai cỡ, trong đó 70% mặc áo quá nhỏ, 10% mặc áo quá rộng. Với áo ngực quá nhỏ, gọng đè lên hoặc chọc vào bầu ngực thay vì ôm lấy lồng ngực.
Hít thở bị hạn chế
Nhiều phụ nữ cũng phải trải quá cảm giác khó thở khi mặc áo ngực. Mặc áo quá chật gây đè ép bên ngoài cơ hô hấp và hạn chế co mở lồng ngực. Nó cũng khiến phần giữa của xương sườn không thể hoạt động nên phần trên ngực buộc phải làm việc nhiều hơn.
Một chiếc áo ngực quá chật còn có thể gây ra vấn đề về tiêu hóa vì nó đè ép thần kinh bạch huyết bên trái, gần cơ hoành.
Tư thế lệch lạc
Một áo ngực sai cỡ, không đủ hỗ trợ còn có thể khiến cơ thang thuộc nhóm cơ lưng phải thắt chặt để nâng trọng lượng ngực. Điều này có thể gây ra đau vai, cổ, lưng vì cơ liên tục bị căng thẳng.
Áo ngực nên được thay thế mỗi 4 tháng. Hoạt động hàng tháng của estrogen và progesterone gây ra thay đổi kích cỡ và sự mềm mại của bầu ngực, nên phụ nữ cũng cần cân nhắc thay đổi kích cỡ áo ngực cho phù hợp. Sử dụng thường xuyên khiến áo ngực thay đổi và biến dạng.
Với những người ngực lớn, không mặc áo ngực thường xuyên ngoài việc khiến ngực bị xệ còn có thể dẫn tới đau lưng và vai.
LAN THẢO (Theo indiatimes) - Theo SK & ĐS
|