Thuoc bo


 
 

Facebook twitter Email
 
 
 

Tin tức mới
Cân nặng chuẩn của thai nhi theo tuần Cân nặng chuẩn của thai nhi theo tuần
Top 5 nhóm trái cây bà bầu nên ăn mỗi ngày để chống rạn da từ bên trong Top 5 nhóm trái cây bà bầu nên ăn mỗi ngày để chống rạn da từ bên trong
4 cặp thực phẩm nấu cùng nhau giúp bé khỏe, lớn nhanh 4 cặp thực phẩm nấu cùng nhau giúp bé khỏe, lớn nhanh
6 loại thực phẩm giải nhiệt cho cơ thể 6 loại thực phẩm giải nhiệt cho cơ thể
Thực phẩm tốt ăn sai giờ cũng gây hại Thực phẩm tốt ăn sai giờ cũng gây hại
4 cách giúp chân khỏe, đẹp hơn 4 cách giúp chân khỏe, đẹp hơn
Món ăn cho người bị động thai Món ăn cho người bị động thai
 
DANH MỤC SẢN PHẨM
FERCALPRO Tablet - Viên bổ sung calcium hữu cơ và khoáng chất tạo hệ xương khỏe mạnh tự nhiên.

FERCALPRO Tablet - Viên bổ sung calcium hữu cơ và khoáng chất tạo hệ xương khỏe mạnh tự nhiên.

MOXIO PLUS - Viên bổ máu- tăng sức đề kháng- ngăn ngừa nám da khi mang thai

MOXIO PLUS - Viên bổ máu- tăng sức đề kháng- ngăn ngừa nám da khi mang thai

VITAFACT PREGNANCY- viên bổ đa lượng toàn diện cho bà bầu ngừa ốm nghén - dự phòng khuyết tật thai

VITAFACT PREGNANCY- viên bổ đa lượng toàn diện cho bà bầu ngừa ốm nghén - dự phòng khuyết tật thai

SI RÔ CHO TRẺ BIẾNG ĂN, PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN- NUPROHEM

SI RÔ CHO TRẺ BIẾNG ĂN, PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN- NUPROHEM

OLIGOKARE FORTE- Viên bổ tinh trùng, nâng cao chất lượng và số lượng tinh trùng.

OLIGOKARE FORTE- Viên bổ tinh trùng, nâng cao chất lượng và số lượng tinh trùng.

OVUMCARE FORTE-Viên bổ trứng, liệu pháp mới trong điều trị hiếm muộn ở phụ nữ

OVUMCARE FORTE-Viên bổ trứng, liệu pháp mới trong điều trị hiếm muộn ở phụ nữ

OSALACTO- GIẢI PHÁP CÂN BẰNG HỆ VI SINH Ở ĐƯỜNG TIÊU HÓA

OSALACTO- GIẢI PHÁP CÂN BẰNG HỆ VI SINH Ở ĐƯỜNG TIÊU HÓA

MIRAVIT PREGNANCY- VIÊN BỔ ĐA LƯỢNG CHO BÀ BẦU

MIRAVIT PREGNANCY- VIÊN BỔ ĐA LƯỢNG CHO BÀ BẦU

HELIOT SI RÔ CHỐNG BIẾNG ĂN

HELIOT SI RÔ CHỐNG BIẾNG ĂN

GROWFAST-SI RÔ BỔ MÁU

GROWFAST-SI RÔ BỔ MÁU

RUTIBA DROP- GIẢI PHÁP CHỐNG - CÒI XƯƠNG Ở TRẺ EM - DO THIẾU VITAMIN D

RUTIBA DROP- GIẢI PHÁP CHỐNG - CÒI XƯƠNG Ở TRẺ EM - DO THIẾU VITAMIN D

WOMANCAPS-VIÊN BỔ MÁU, TĂNG SỨC ĐỀ KHÁNG

WOMANCAPS-VIÊN BỔ MÁU, TĂNG SỨC ĐỀ KHÁNG

LYSICALFER HỖN DỊCH CHỐNG CÒI XƯƠNG

LYSICALFER HỖN DỊCH CHỐNG CÒI XƯƠNG

MEOTEPZIN PLUS-SI RÔ TIÊU HÓA

MEOTEPZIN PLUS-SI RÔ TIÊU HÓA

DAY BY DAY FOR BABY

DAY BY DAY FOR BABY

Liên hệ với chúng tôi
 thuoc bo   Email: marketing@osakapharma.com
 thuoc bo  Hotline: 096.308.5682 hoặc 090.697.8589
Connect with us on
Youtube facebook Twitter in
 
Tư vấn trực tuyến
Bán Hàng tại TPHCM
tu van online
Bán hàng tại Hà Nội
tu van online
Đối tác
doi tac doi tac
Thống kê truy cập
onlineOnline: 2
tong Tổng: 4741184

Home > CHUYÊN MỤC SỨC KHỎE > Chế độ dinh dưỡng >

Cách sơ cứu 6 tai nạn hay gặp ở trẻ

Cách sơ cứu 6 tai nạn hay gặp ở trẻ , OSAKA BIOTECH LIMITED

 Vết rách da hoặc trầy xước

Sơ cứu: Nếu có chảy máu, trước tiên hãy dùng một chiếc khăn sạch ấn chặt vào vết thường cho đến khi máu hết chảy (khoảng từ 3 - 15 phút).

Rửa sạch vết thương dưới vòi nước ấm và thấm nhẹ cho khô.

Nếu vết thương bị dính bụi bẩn hoặc do động vật cào, hãy rửa bằng nước và xát nhẹ với xà phòng.

Nếu da bị rách, bôi một lớp mỏng mỡ kháng sinh thông thường (như Neosporin hoặc Bacitracin), sau đó che vết thường bằng băng hoặc băng dính.

Nếu không thể cầm máu sau vài lần thử bằng cách ấn trực tiếp, hãy gọi bác sĩ hoặc đưa bé đến phòng cấp cứu.

Nếu da bị lóc một mảng lớn, hãy gói nó vào một mảnh vải sạch, ẩm, cho vào túi và đặt lên miếng đá lạnh - bác sĩ có thể khâu lại chỗ da đó. Vết cắn của động vật khiến da bị rách sâu cần được bác sĩ xem xét.

Chăm sóc: Chấm mỡ kháng sinh và thay băng mới hàng ngày (hoặc hai ngày một lần, nếu vết thương rộng hoặc sâu) cho đến khi vết rách liền lại, sao cho bé không thể đụng chạm vào đó.

Nếu vết thương có vẻ có mủ hoặc bị sưng, nề hay đỏ, thì cần đưa bé đến ngay bác sĩ để xử lý nhiễm trùng.

Sau khi vết thương đã liền, bôi kem chống nắng có chỉ số 30 cho đến khi nó mờ đi, vì da mới liền dễ bị bắt nắng, khiến cho sẹo lộ rõ hơn.

Vết bỏng

Sơ cứu: Ngay lập tức để vết bỏng dưới vòi nước mát hoặc đắp một chiếc khăn ướt và mát lên vết bỏng cho đến khi đau dịu đi. Che những nốt phỏng nhỏ bằng băng hoặc gạc; gọi bác sĩ càng sớm càng tốt nếu vết bỏng nằm trên mặt, tay hoặc bộ phận sinh dục, hoặc nếu nó lớn hơn 3cm ở bất kỳ chỗ nào trên cơ thể.

Nếu vết bỏng có vẻ sâu - da có màu trắng hoặc nâu và khô - hãy đến phòng khám cấp cứu. Nếu vết bỏng chiếm từ 1/10 cơ thể trở lên, không sử dụng gạc lạnh; gọi cấp cứu và dùng một tấm vải sạch hoặc chăn sạch phủ cho bé để đề phòng hạ thân nhiệt cho đến khi có sự trợ giúp.

Chăm sóc: Không tự chọc vỡ nốt phỏng. Nếu da bị rách, bôi kem kháng sinh và che vùng bị bỏng bằng băng hoặc gạc cho đến khi vết bỏng liền. Để ý xem vết bỏng có bị đỏ, sưng, nề hoặc chảy dịch - những dấu hiệu của nhiễm trùng.

Bạn có biết? Bỏng do thức ăn hoặc chất lỏng nóng là tai nạn bỏng hay gặp nhất ở trẻ em từ 6 tháng đến 2 tuổi.

Chảy máu mũi

Sơ cứu: Cho bé ngồi thẳng, nhưng đừng ngửa đầu ra sau. Nới lỏng áo quanh cổ. Kẹp lấy đầu mũi sát hai cánh mũi và cho trẻ cúi ra trước trong khi bạn tiếp tục giữ chặt trong 5 - 10 phút. Đừng thả ra và kiểm tra mũi; máu có thể chảy lâu hơn.

Chăm sóc: Nếu chảy máu mũi là do chấn thương, giảm sưng bằng cách đặt túi chườm đá lên sống mũi sau khi máu đã chảy chậm lại. Nếu máu vẫn tiếp tục chảy sau 10 phút hoặc sau đó lại chảy lại, hãy gọi bác sĩ hoặc đưa bé đến cơ sở y tế để kiểm tra.

Dằm hoặc mảnh thủy tinh

Sơ cứu: Dùng xà phòng và nước để rửa quanh chỗ dằm đâm. Dùng cồn lau sạch một chiếc nhíp và nhẹ nhàng rút cái dằm ra. Rửa lại một lần nữa.

Nếu dằm cứng và khó lấy, hãy để nguyên một ngày xem liệu nó có tự ra không.

Nếu bé giẫm phải mảnh thủy tinh và bạn không thể dễ dàng lấy ra được, hãy dùng khăn sạch quấn nhẹ chỗ bị thương và tới ngay cơ sở y tế.

Hỏi bác sĩ xem có cần chụp phim không cho dù bạn nghĩ mảnh thủy tinh đã bật ra ngoài; việc chụp phim sẽ phát hiện ra những mảnh vụn có thể dẫn tới nhiễm trùng.

Chăm sóc: Nếu dằm không ra sau vài ngày hoặc khiến bé bị đau, chỗ dằm đâm bị đỏ hoặc có mủ, hãy đến gặp bác sĩ để lấy nó ra một cách an toàn.

Chấn thương mắt

Sơ cứu: Khi bé bị đau nhiều, thường xuyên chảy nước mắt, sợ ánh sáng hoặc nhìn mờ sau khi bị va đập vào mắt, hãy đặt vào mắt một chiếc khăn ướt và mát rồi đến ngay cơ sở y tế. Bé có thể bị vết thương ở bề mặt mắt cần điều trị bằng thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc mỡ theo đơn bác sĩ và sẽ liền trong vòng 48 giờ. Nếu bị hóa chất bắn vào mắt, hãy giữ cho mắt bé mở và rửa bằng nước ấm và gọi cấp cứu.

Chăm sóc: Theo dõi đau và các vấn đề về thị lực trong vài tuần sau khi bị chấn thương mắt. Chúng có thể là dấu hiệu của viêm mống mắt do chấn thương hoặc vết thương ở sâu hơn.

Côn trùng hoặc ong đốt

Sơ cứu: Nếu côn trùng để lại ngòi, dùng móng tay hoặc thẻ nhựa cào nhẹ lên da để lấy ngòi ra mà không làm gãy. (Dùng nhíp để kẹp vào ngòi có thể khiến nọc độc thoát ra nhiều hơn).

Gọi cấp cứu nếu bé bị khó thở, ho hoặc khàn tiếng, nổi mề đay, sưng môi hoặc lưỡi.

Theo dõi: Để trị ngứa, đắp một miếng gạc lạnh lên chỗ vết thương trong một phút, hoặc bôi lotion alamine, kem hydrocortisone 1% hoặc thuốc kháng histamin tại chỗ (nếu da không bị rách hoặc trầy xước).

Liên hệ với bác sĩ nếu bạn nghi bé bị ve đốt. Bác sĩ có thể muốn xét nghiệm bệnh Lyme và các bệnh khác do ve truyền.

Theo SK & ĐS


  Các Tin khác
  + Cân nặng chuẩn của thai nhi theo tuần (10/09/2017)
  + 8 lợi ích của trái ổi (25/02/2017)
  + Top những thực phẩm giàu chất xơ bà bầu nên biết (24/02/2017)
  + 9 mẹo tự nhiên trị khò khè cho bé yêu (17/02/2017)
  + 6 dưỡng chất cần thiết cho 3 giai đoạn cuộc đời người phụ nữ (17/02/2017)
  + Ăn chọn lọc - Một cách phòng, trị bệnh (08/02/2017)
  + Nên uống nước lúc nào để tốt cho cơ thể? (03/02/2017)
  + Thực phẩm giúp phòng, chống dị ứng (03/02/2017)
  + 5 thực phẩm giải độc và làm sạch phổi (27/12/2016)
  + Vai trò của axit folic với phụ nữ mang thai (25/11/2016)
  + Nôn và buồn nôn trong thai kỳ (25/11/2016)
  + Thực phẩm tăng cường miễn dịch (25/11/2016)
  + Chuẩn bị sức khỏe trước khi mang thai (22/11/2016)
  + Thực phẩm nên và không nên ăn để bảo vệ răng (18/11/2016)
  + Sắt đặc biệt quan trọng với trẻ - Vì sao? (16/11/2016)
  + Phòng tránh nhiễm khuẩn thai nhi: Bảo vệ bé ngay từ trong bụng mẹ (16/11/2016)
  + Những điều mẹ bầu cần làm giúp phát hiện sớm dị tật thai nhi do vi rút Zika (09/11/2016)
  + 10 điều cần làm để giảm rủi ro dị tật thai nhi (05/11/2016)
  + Các vấn đề về huyết áp ở phụ nữ có thai (05/11/2016)
  + Một số vi chất giúp trẻ phát triển hệ khung xương (05/11/2016)
Bottom

 OSAKA BIOTECH LIMITED
Representative office: Hoang Anh New Saigon, Ho Chi Minh City, Vietnam
Email: marketing@osakapharma.com