Thật vậy, Cơ quan Tiêu chuẩn Thực phẩm (FSA) cho biết các loại thức ăn này thường chứa mức acrylamide cao hơn trong các thực phẩm khác. Ở đó, acrylamide là hợp chất hữu cơ có khả năng gây ung thư tiềm tàng, gây đột biến và là chất gây ô nhiễm môi trường.
Thông thường, khi bị làm nóng ở nhiệt độ cao, asparagine (một loại axit amin) và đường tự nhiên trong thực phẩm sẽ phản ứng với nhau để tạo ra acrylamide, khiến món ăn có màu vàng ruộm bắt mắt.
Thực tế, không phải bây giờ người ta mới biết đến acrylamide. Trong công nghiệp, hóa chất này từng được tận dụng để sản xuất nước, giấy và hồ dán.
Hàng năm, FSA đều tiến hành kiểm tra lượng acrylamide trong thực phẩm. Kết quả khảo sát năm 2013 vừa được công bố gần đây cho thấy, chất acrylamide tìm thấy nhiều trong thực phẩm trên, gây ung thư trên động vật. Rất có thể, nó cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư ở người.
Để giảm hàm lượng acrylamdie trong món ăn, FSA khuyến cáo nên duy trì ngọn lửa nhỏ để món ăn có được màu vàng nhạt vừa phải.
Bên cạnh đó, Cơ quan An toàn Thực phẩm châu Âu (EFSA) cũng khẳng định không nên bảo quản khoai tây trong tủ lạnh. Điều này dễ khiến lượng đường trong khoai tăng vọt, dễ hình thành phản ứng tạo acrylamide.
Đồng tình với quan điểm trên, Tổ chức Y tế Thế giới khẳng định hóa chất trên đặt ra một mối quan tâm đến sức khỏe con người khi tiêu thụ thực phẩm.
Theo Kiến thức/ Dailymail- SK&ĐS
|