Axit uric là sản phẩm thoái hóa cuối cùng của axit amin có nhân purin trong cơ thể. Bình thường, lượng axit uric trong máu được giữ ổn định ở nồng độ dưới 420 micromol/lít với nam và 360 micromol/lít với nữ. Ở bệnh nhân gút, nồng độ axit uric trong máu thường cao hơn bình thường. Do đó, nhiều người băn khoăn: khi nồng độ axit uric tăng cao có phải đã mắc bệnh gút?
Theo tiêu chuẩn Bennett- Wood (Mỹ), chẩn đoán bệnh gút phải đạt tối thiểu từ 2 tiêu chuẩn: Một là, tìm thấy các tinh thể urat trong dịch khớp hay trong các hạt tophi. Hai là, có tối thiểu 2 tiêu chuẩn trong số 4 tiêu chuẩn sau: tiền sử hoặc hiện tại có 2 đợt sưng đau của 1 khớp với tính chất đột ngột, dữ dội, khỏi hoàn toàn trong vòng 2 tuần; có sưng, đau khớp bàn ngón chân cái với các tính chất như trên; có hạt tophi; đáp ứng tốt với colchicin trong tiền sử hoặc hiện tại. Theo chuyên gia xương khớp chỉ 25/100 số người có chỉ số axit uric tăng cao trong máu tiến triển thành bệnh gút. Như vậy, khi chỉ số axit uric tăng cao cũng chưa thể chẩn đoán xác định bệnh gút.
Ở bệnh nhân gút, nồng độ axit uric trong máu tăng cao lâu ngày dẫn đến hình thành muối natri urat, lắng đọng ở khớp gây viêm, biến dạng khớp, phá hủy xương, sụn khớp và có nguy cơ dẫn tới tàn phế. Bên cạnh những tổn thương tại khớp, gút còn là nguyên nhân dẫn tới một số bệnh nguy hiểm khác như: tăng huyết áp, sỏi thận, suy thận,…
Bệnh nhân thường gặp các cơn gút cấp với biểu hiện đau khớp dữ dội và đột ngột, kèm theo đó là sưng đỏ khớp hay xảy ra vào ban đêm. Đặc biệt, yếu tố thời tiết cũng là tác nhân làm tái phát các cơn gút cấp, nhất là khi trời chuyển lạnh. Nhiệt độ giảm khiến độ nhớt của dịch khớp và máu tăng lên. Vì vậy, người bị gút cần có chế độ dự phòng hợp lý để ngăn ngừa bệnh tái phát khi thời tiết chuyển mùa.
Về điều trị, các thuốc thường dùng là thuốc hạ nồng độ axit uric như allopurinol, thuốc giảm đau chống viêm không steroid, colchicin,... Các thuốc này giúp người bệnh giảm cơn đau cấp nhưng có thể gây nhiều tác dụng phụ như: gây tiêu chảy, loét dạ dày, dị ứng, suy gan, thận,... nên thường không được chỉ định sử dụng kéo dài.
Trạch tả có tác dụng tăng cường đào thải axit uric ra khỏi cơ thể.
Mi Anh- Theo SK&ĐS
|