1. Vai trò của dây rốn
Sợi dây liên kết trực tiếp giữa mẹ bầu và thai nhi là dây rốn. Đó chính là đường cung cấp dưỡng khí, chất dinh dưỡng để nuôi sống thai nhi. Một đầu dây rốn gắn với nhau thai, nhau thai lại gắn vào tử cung, đầu còn lại của dây rốn nối với thai bằng một lỗ nhỏ trên bụng.
2. Dây rốn có thể dài bao nhiêu?
Mỗi thai nhi lớn dần trong bụng mẹ lại là một thực thể khác biệt, dây rốn cũng vậy. Tuy nhiên, độ dài trung bình của dây rốn vào khoảng 55cm, hoặc nằm trong mức 45-60cm là bình thường.
Đến tuần thai thứ 28, dây rốn đạt chiều dài tối đa. Điều thú vị về độ dài của dây rốn là nó phụ thuộc vào sự chuyển động của thai nhi. Em bé cử động càng nhiều, căng mình thường xuyên, thì dây rốn sẽ giãn ra.
Nếu dây rốn quá dài
Khoảng 7% các ca sinh nở được cho là có dây rốn quá dài. Khái nhiệm thế nào là dài phụ thuộc vào nhiều điều kiện, cơ sở khác nhau. Tuy nhiên, nếu 70-80cm được xem là quá dài.
Thông thường, nếu dây rốn quá dài sẽ dẫn tới nguy cơ thai nhi bị tràng hoa quấn cao cao hơn 25-35%. Ngoài ra, dây rốn dài có thể quấn rối vào nhau, ảnh hưởng tới quá trình trao đổi chất, dinh dưỡng cho thai nhi.
Nếu phát hiện dây rốn quá dài, tràng hoa quấn cổ, bác sĩ thường chỉ định phương pháp đẻ mổ để an toàn nhất cho cả mẹ và bé.
Nếu dây rốn quá ngắn
Khoảng 6% các ca mang thai rơi vào tình trạng dây rốn quá ngắn. Đến nay, các bác sĩ chưa đưa ra được nguyên nhân giải thích vì sao dây rốn lại quá ngắn. Hoặc có thể giải thích đơn giản là thai nhi ít cử động khiến dây rốn kém phát triển.
Khi đó, dây rốn bị kéo căng quá mức hoặc co thắt lại khiến tỷ lệ trao đổi dưỡng chất cho thai nhi hoặc thậm chí cắt đứt hoàn toàn. Từ nguy cơ này, trẻ sinh ra dễ bị nhẹ cân hoặc thiếu máu.
Đến nay, lịch sử y học ghi nhận trường hợp dây rốn ngắn 13cm vẫn có thể mang lại sự phát triển bình thường và ca sinh mổ thành công.
suckhoenhikhoa
|