Khi trẻ nhỏ không được nhận đủ các thực phẩm dinh dưỡng và thiếu các dưỡng chất thiết yếu, trẻ có thể bị thiếu máu. Tuy nhiên, đó không phải lý do duy nhất. Một số nguyên nhân khác có thể là mất máu liên tục, di truyền, hấp thu sắt kém vv…
Trẻ dễ bị thiếu máu trong giai đoạn tăng trưởng và trong giai đoạn này chúng cần nhiều sắt hơn để tăng lượng haemoglobin cho cơ thể.
Một số triệu chứng của thiếu máu ở trẻ là móng tay giòn, mệt mỏi, chán ăn, khó chịu.
Trẻ từ 9 tới 24 tháng tuổi rất dễ bị thiếu máu. Nếu bệnh được chẩn đoán sớm, việc điều trị sẽ dễ dàng hơn và có thể giảm nguy cơ mắc những vấn đề sức khỏe khác. Dưới đây là một số cách điều trị thiếu máu ở trẻ:
Tăng lượng sắt
Sữa mẹ là nguồn sắt phong phú, vì vậy trẻ được bú mẹ sẽ giảm nguy cơ bị thiếu máu. Ngoài ra, cho trẻ ăn những loại thực phẩm chứa nhiều sắt như ngũ cốc bổ sung sắt, lòng đỏ trứng, các loại đậu, mì sợi và thịt gia cầm.
Bổ sung hoa quả chứa nhiều vitamin C
Cho trẻ ăn nhiều hoa quả và rau giàu vitamin C như ổi, kiwi, bơ, rau bina, xoài, cam và các loại rau lá xanh. Vitamin C hỗ trợ hấp thu sắt trong cơ thể.
Lựu
Lựu rất giàu sắt và khoáng chất. Nó cũng chứa vitamin C tốt cho quá trình hấp thu sắt. Cho trẻ uống nước ép lựu có thể giúp điều trị thiếu máu.
Đường thốt nốt
Đường thốt nốt là thực phẩm tốt nhất cho trẻ bị thiếu máu vì nó chứa rất nhiều sắt. Sử dụng đường này hàng ngày có thể cải thiện lượng haemoglobin và giảm nguy cơ thiếu máu ở trẻ.
Củ cải đường
Loại thực phẩm này giúp làm sạch cơ thể, bổ sung oxy và tăng cường hấp thu sắt. Củ cải đường cũng làm tăng số lượng tế bào máu trong cơ thể, do vậy có hiệu quả trong điều trị thiếu máu.
BS Cẩm Tú
(Theo Boldsky/Univadis)