Sa dạ con chủ yếu do giãn các dây chằng tử cung hoặc do tham gia lao động nặng nhọc quá sớm sau khi sinh đẻ, hay do suy nhược toàn thân gây nên. Bệnh có 3 mức độ: Dạ con sa nhưng cổ dạ con vẫn còn trong âm đạo. Cổ và một phần thân dạ con sa lồi ra bên ngoài âm đạo. Toàn bộ dạ con lồi ra phía ngoài âm đạo, có thể bị viêm nhiễm hay bị loét. Đông y gọi là chứng âm thoát, âm trĩ. Dưới đây là một số món ăn bài thuốc khắc phục:
Cháo luơn nấu ý dĩ, phục linh: lươn tươi 300g, thổ phục linh 30g, ý dĩ 30g, gạo tẻ ngon 50g, đường trắng, nước đủ dùng. Thổ phục linh, ý dĩ rửa sạch cho vào đổ nước đun trong vòng 40 phút, lọc bỏ bã. Lươn chiên giòn, nghiền thành bột. Gạo tẻ nấu thành cháo rồi cho nước thuốc và bột lươn vào, đun sôi, nêm đường vào là dùng được, ăn liên tục 14 thang/14ngày. Món ăn tác dụng thanh nhiệt, giải độc, những người bị sa tử cung dùng rất thích hợp.
Bồ câu hầm hoàng kỳ, câu kỷ.
Cháo táo đỏ, hạch đào, hạt súng: Táo đỏ 15 quả, hạch đào nhân 20g, hạt súng 20g, gạo tẻ ngon 50g, đường đỏ, nước đủ dùng. Gạo tẻ vo sạch. Táo đỏ rửa sạch, bỏ hạt, hạch đào nhân, hạt súng rửa sạch. Cho tất cả vào nồi đất đun thành cháo rồi nêm đường vào là dùng được. Ăn mỗi ngày 1 thang, ăn liên tục trong vòng 10 ngày. Món ăn có tác dụng bổ thận, cố thoát. Thích hợp với những người hay mệt mỏi, gầy yếu, bị sa tử cung.
Bồ câu non hầm hoàng kỳ, câu kỷ: bồ câu 1 con, hoàng kỳ 30g, câu kỷ 15g, nước, gia vị đủ dùng. Bồ câu vặt lông, bỏ nội tạng, rửa sạch chặt miếng, cho vào bát, ướp gia vị. Cho câu kỷ, hoàng kỳ vào bát chim, đem hấp cách thủy tới khi chim chín là dùng được. Ăn liên tục 10 ngày, mỗi ngày 1 thang. Món ăn bổ thận, cố thoát. Những người bị sa tử cung, hay đau lưng, mệt mỏi, ù tai nên sử dụng là tốt nhất.
BS. Nguyễn Nghiêm Huệ - Theo SK & ĐS
|