Rất là vô ích nếu bạn cứ nhắc đi nhắc lại rằng rau hay cá làm con lớn nhanh, có lợi cho trí nhớ trí nhớ và bắt con ăn vì tầm quan trọng đó. Nó chẳng để ý! Hãy làm cách mới hơn. Chọn những loại rau có tương tự khẩu vị mà nó thích: cà rốt, bí, củ cải... và nếu con không thích các quả, hãy cho nó ăn những miếng nhỏ ướp với đường hay đá có vani.
Thay đổi nhẹ nhàng món ăn mà không bỏ hẳn chất bột, cơm hay khoai tây mà con rất mê thích... Bạn hãy lẳng lặng thêm vào một tí đồ ăn ví dụ như, ít rau nghiền. Con bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy vị ăn không thay đổi. Dần dần, bạn tăng dần lượng rau từng tí một như: thử cho vài khoanh bí nhỏ vào trong bột, ít đậu Hà Lan vào cơm, hay nấm vào khoai rán...
Còn đối với cá, bạn có thể lướt qua một tí bột, rán giòn hoặc cho ăn từng miếng nhỏ chấm nước chấm pha ngon, hoặc cũng có thể cho ăn thử một miếng cá hộp có ướp sốt cà chua... Bạn sẽ thấy con ăn một cách thích thú, thậm chí chúng còn không nghĩ rằng đó là món cá mà mình rất ghét, đặc biệt nếu bạn làm cho cá mất đi mùi tăng, tạo độ giòn và thơm thì càng tuyệt vời.
Để con có thể ăn được mọi thứ, đảm bảo được dinh dưỡng cần và đủ cho sự phát triển của trẻ rất cần sự kiên nhẫn và những mẹo khéo léo của mẹ. (ảnh minh họa)
Kích thích sự tò mò
Bữa ăn là lúc giảm căng thẳng và chia sẻ cùng gia đình, vì thế muốn giáo dục vị giác cho con hãy học cách kích thích sự tò mò, thị giác, khứu giác của nó. Cách trình bày một món ăn đẹp và dẫn dụ con thu hút vào sự bày biện đó cũng tạo cảm giác muốn nếm thử ở trẻ. Lúc đầu hãy cho trẻ ăn ít một, như vậy nó sẽ ăn nhanh lên hơn.
Dùng những cánh rau để trình bày thành vỏ phô mai, củ cải hay cần tây... như ở khách sạn! Hãy tưởng tượng những hỗn hợp có màu sắc: salát trộn ngô và đậu Hà Lan, phô mai trắng với thịt chim hầm... Khi bạn xuýt xoa trước món ăn đẹp và cho con được trình bày vài cọng rau thơm lên trên đó, nó sẽ muốn ăn để được chinh phục vẻ đẹp này.Bạn cần lưu ý, giáo dục vị giác cũng mất tác dụng vì tiếng nói. Do đó, hãy tắt tivi để tránh khỏi có ý kiến trong bữa ăn.
Cho con được đóng vai chủ nhân
Trẻ em thường rất mê được tự tay nhào bột, pha nước chấm... và cùng cha mẹ sửa soạn bữa ăn. Bạn hãy để nó ngồi cạnh để giúp đỡ bạn. Tối nay nó sẽ ăn tất, nó muốn ăn những món mà nó được làm.
Bạn hãy đề nghị trẻ chơi trò nấu ăn, trẻ sẽ suy nghĩ các món, đi mua sắm, nấu nướng và mời bạn bè. Thỉnh thoảng cho con đi chợ cùng nhau mua thức ăn, dạy con cách chọn rau tươi hoặc giúp cho con khám phá ra món ăn địa phương hay món ăn lạ mỗi khi đi du lịch.
Ba sai lầm không nên mắc phải
- Không nên phạt đứa trẻ khi nó từ chối không ăn một thức ăn, điều này sẽ làm tăng sự sợ hãi của trẻ. Hãy đề nghị nó nếm, đưa cho nó dưới hình thức khác, vị giác của nó sẽ thay đổi.
- Không nên mắng mỏ khi con không thích ăn rau hay mứt cam đắng: đó là điều bình thường vì trẻ rất nhạy cảm đối với vị đắng.
- Tránh nêu gương xấu cho con: Có những món ăn bố mẹ không thích và thường chê bai khi ăn phải món đó. Nếu bố mẹ chê không ăn món nào thì làm sao bắt trẻ ăn hết các món được?