Thuoc bo


 
 

Facebook twitter Email
 
 
 

Tin tức mới
Cân nặng chuẩn của thai nhi theo tuần Cân nặng chuẩn của thai nhi theo tuần
Top 5 nhóm trái cây bà bầu nên ăn mỗi ngày để chống rạn da từ bên trong Top 5 nhóm trái cây bà bầu nên ăn mỗi ngày để chống rạn da từ bên trong
4 cặp thực phẩm nấu cùng nhau giúp bé khỏe, lớn nhanh 4 cặp thực phẩm nấu cùng nhau giúp bé khỏe, lớn nhanh
6 loại thực phẩm giải nhiệt cho cơ thể 6 loại thực phẩm giải nhiệt cho cơ thể
Thực phẩm tốt ăn sai giờ cũng gây hại Thực phẩm tốt ăn sai giờ cũng gây hại
4 cách giúp chân khỏe, đẹp hơn 4 cách giúp chân khỏe, đẹp hơn
Món ăn cho người bị động thai Món ăn cho người bị động thai
 
DANH MỤC SẢN PHẨM
FERCALPRO Tablet - Viên bổ sung calcium hữu cơ và khoáng chất tạo hệ xương khỏe mạnh tự nhiên.

FERCALPRO Tablet - Viên bổ sung calcium hữu cơ và khoáng chất tạo hệ xương khỏe mạnh tự nhiên.

MOXIO PLUS - Viên bổ máu- tăng sức đề kháng- ngăn ngừa nám da khi mang thai

MOXIO PLUS - Viên bổ máu- tăng sức đề kháng- ngăn ngừa nám da khi mang thai

VITAFACT PREGNANCY- viên bổ đa lượng toàn diện cho bà bầu ngừa ốm nghén - dự phòng khuyết tật thai

VITAFACT PREGNANCY- viên bổ đa lượng toàn diện cho bà bầu ngừa ốm nghén - dự phòng khuyết tật thai

SI RÔ CHO TRẺ BIẾNG ĂN, PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN- NUPROHEM

SI RÔ CHO TRẺ BIẾNG ĂN, PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN- NUPROHEM

OLIGOKARE FORTE- Viên bổ tinh trùng, nâng cao chất lượng và số lượng tinh trùng.

OLIGOKARE FORTE- Viên bổ tinh trùng, nâng cao chất lượng và số lượng tinh trùng.

OVUMCARE FORTE-Viên bổ trứng, liệu pháp mới trong điều trị hiếm muộn ở phụ nữ

OVUMCARE FORTE-Viên bổ trứng, liệu pháp mới trong điều trị hiếm muộn ở phụ nữ

OSALACTO- GIẢI PHÁP CÂN BẰNG HỆ VI SINH Ở ĐƯỜNG TIÊU HÓA

OSALACTO- GIẢI PHÁP CÂN BẰNG HỆ VI SINH Ở ĐƯỜNG TIÊU HÓA

MIRAVIT PREGNANCY- VIÊN BỔ ĐA LƯỢNG CHO BÀ BẦU

MIRAVIT PREGNANCY- VIÊN BỔ ĐA LƯỢNG CHO BÀ BẦU

HELIOT SI RÔ CHỐNG BIẾNG ĂN

HELIOT SI RÔ CHỐNG BIẾNG ĂN

GROWFAST-SI RÔ BỔ MÁU

GROWFAST-SI RÔ BỔ MÁU

RUTIBA DROP- GIẢI PHÁP CHỐNG - CÒI XƯƠNG Ở TRẺ EM - DO THIẾU VITAMIN D

RUTIBA DROP- GIẢI PHÁP CHỐNG - CÒI XƯƠNG Ở TRẺ EM - DO THIẾU VITAMIN D

WOMANCAPS-VIÊN BỔ MÁU, TĂNG SỨC ĐỀ KHÁNG

WOMANCAPS-VIÊN BỔ MÁU, TĂNG SỨC ĐỀ KHÁNG

LYSICALFER HỖN DỊCH CHỐNG CÒI XƯƠNG

LYSICALFER HỖN DỊCH CHỐNG CÒI XƯƠNG

MEOTEPZIN PLUS-SI RÔ TIÊU HÓA

MEOTEPZIN PLUS-SI RÔ TIÊU HÓA

DAY BY DAY FOR BABY

DAY BY DAY FOR BABY

Liên hệ với chúng tôi
 thuoc bo   Email: marketing@osakapharma.com
 thuoc bo  Hotline: 096.308.5682 hoặc 090.697.8589
Connect with us on
Youtube facebook Twitter in
 
Tư vấn trực tuyến
Bán Hàng tại TPHCM
tu van online
Bán hàng tại Hà Nội
tu van online
Đối tác
doi tac doi tac
Thống kê truy cập
onlineOnline: 1
tong Tổng: 4742377

Home > CHUYÊN MỤC SỨC KHỎE > Kinh nghiệm điều trị >

Mối nguy khi cha mẹ làm bác sĩ cho con

Mối nguy khi cha mẹ làm bác sĩ cho con , OSAKA BIOTECH LIMITED

 Khi con trẻ bị bệnh, cha mẹ chỉ mong sao cho con mình mau khỏe nên đã làm mọi cách có thể để giúp trẻ lành bệnh trong thời gian nhanh nhất, trong đó có cả việc “tự kê đơn và mua thuốc về cho trẻ uống”.

Theo Y văn thế giới, việc con người tự điều trị cho mình và người thân trong gia đình đã có từ thời rất xa xưa khi nền Y học còn rất sơ khai, đó chính là bản năng tự vệ, tự bảo vệ sức khỏe cho mình và người thân.

Những lý do

Việc cha mẹ tự tin khi làm bác sĩ cho con bằng hành động tự mua thuốc điều trị về cho trẻ uống mà chưa có ý kiến từ bác sĩ hiện nay cũng còn khá phổ biến. Việc phụ huynh tự ý kê đơn và mua thuốc về cho trẻ uống có thể do những lý do sau đây:

- Số bệnh nhi tăng cao tại các cơ sở khám chữa bệnh, trong khi số lượng bác sĩ Nhi khoa hoặc chuyên viên y tế nhiều nơi lại rất “thiếu” khiến cho phụ huynh rất ngại việc đưa trẻ đi khám bệnh.

- Nhiều gia đình kinh tế quá khó khăn không đủ khả năng chi trả những chi phí khám chữa bệnh cho trẻ, hơn nữa thời gian chờ đợi khám chữa bệnh khá lâu, thuốc men quá đắt đã khiến cho cha mẹ không mấy hào hứng trong việc đưa trẻ đi khám bác sĩ.

- Nhiều gia đình cư trú tại những vùng sâu, vùng xa nên việc tiếp cận với cơ sở y tế địa phương còn nhiều khó khăn và hạn chế. Do đó, cách tiện lợi nhất khi trẻ mắc bệnh là cha mẹ sẽ đến những điểm bán thuốc gần nhà mua về trị bệnh cho trẻ.

- Những kiến thức liên quan đến sức khỏe, những phương pháp chữa trị và chăm sóc sức khỏe trẻ em ngày càng phổ biến và dễ tiếp cận thông qua phương tiện sách báo, hệ thống truyền thông đại chúng, mạng xã hội, khiến nhiều bậc phụ huynh rất tự tin khi làm “bác sĩ cho con” thông qua việc tự kê đơn và mua thuốc về điều trị cho trẻ.

Một số hình thức cha mẹ tự làm bác sĩ

Tự chẩn đoán bệnh cho trẻ:

Khi con trẻ bị bệnh, thay vì đưa trẻ đi khám để bác sĩ chẩn đoán và cho chỉ định thuốc để điều trị, một số phụ huynh đã tự ý chẩn đoán bệnh và mua thuốc về cho trẻ uống. Hiện tượng này được gọi là “tự ý dùng thuốc cho trẻ”.

Nhiều bậc cha mẹ muốn trẻ mau hết bệnh nên vô tình đã dùng thuốc quá liều cho trẻ

Nhiều bậc cha mẹ muốn trẻ mau hết bệnh nên vô tình đã dùng thuốc quá liều cho trẻ

 

Trong một số ít trường hợp, việc tự ý dùng thuốc cho trẻ không dẫn đến sự nguy hại nào, bởi vì trẻ chỉ bị rối loạn nhẹ, không có những tổn thương thực thể đáng kể. Tự ý cho trẻ dùng thuốc loại “thông thường, bán không cần toa”, đặc biệt dùng đúng hướng dẫn có thể giúp trẻ cải thiện hoặc giảm bớt các rối loạn nhẹ ở trẻ. Song việc tự ý dùng thuốc cho trẻ có thể trở thành “sự lạm dụng thuốc một cách tự ý” dẫn đến các tác hại khôn lường cho trẻ.

Cha mẹ sử dụng toa thuốc lần trước (toa cũ) của trẻ:

Cha mẹ cũng có thói quen sử dụng toa thuốc lần trước để mua thuốc cho trẻ khi trẻ bị bệnh tương tự vì cha mẹ nghĩ rằng lần trước bệnh giống giống lần này nên chỉ cần mua một toa thuốc “y chang lần trước” là trẻ có thể khỏi bệnh.

Việc cha mẹ có thói quen sử dụng toa thuốc cũ cho trẻ bởi vì các bậc phụ huynh nghĩ rằng con mình bị bệnh cũ tái phát. Nhưng nên lưu ý bệnh cũ có thể bị tái phát, tuy nhiên lần này bệnh có thể diễn tiến đến mức nặng hơn, hoặc triệu chứng bệnh có vẻ giống bệnh cũ nhưng lần này lại là một bệnh khác.

Cha mẹ tự ý điều chỉnh liều lượng thuốc do bác sĩ chỉ định:

Dù được bác sĩ kê đơn với liều lượng thuốc phù hợp để trị bệnh nhưng không ít phụ huynh lại cho trẻ dùng thuốc không đúng liều, tình huống thực tế có thể là cho trẻ dùng thuốc không đủ liều do tâm lý sợ thuốc gây hại cho trẻ cụ thể như thay vì cho trẻ dùng 3 - 4 lần/ngày, cha mẹ lại chỉ cho trẻ uống 1 - 2 lần/ngày.

Một số phụ huynh cho trẻ uống thuốc không đúng cách làm trẻ không nhận đủ lượng thuốc làm cho bệnh của trẻ không thể thuyên giảm như: pha thuốc vào bình sữa cho trẻ bú và trẻ không thể bú hết bình sữa nên không thể nhận đủ lượng thuốc.

Nhiều bậc cha mẹ vì “tâm lý nóng vội”, muốn trẻ thật mau hết bệnh nên vô tình đã dùng thuốc quá liều cho trẻ như: cho trẻ thuốc uống ít lần hơn trong ngày bằng cách dồn thuốc uống hai lần trong ngày thành uống một lần duy nhất, hay dùng dụng cụ đo lường thuốc không chính xác như dùng muỗng ăn ở nhà lường thể tích thuốc dạng xi rô cho trẻ thay vì dùng dụng cụ được cung cấp theo thuốc uống cho trẻ.

Hậu quả trước mắt và lâu dài

Về mặt Y học, phụ huynh cần nên biết một toa thuốc bác sĩ ghi sau khi khám và chẩn đoán bệnh chỉ dành riêng cho một cá nhân vào một thời điểm và chỉ có giá trị trong đợt bệnh đó. Chính vì lý do đó, nếu cha mẹ tự ý chẩn đoán rồi mua thuốc về điều trị bệnh cho trẻ hoặc sử dụng lại toa thuốc lần trước cho đợt bệnh này có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ với những hậu quả như sau:

- Thuốc sử dụng không phù hợp với tình trạng bệnh của trẻ làm bệnh không thuyên giảm đôi khi diễn biến nặng hơn.

- Thuốc sử dụng không đúng liều lượng vì cân nặng của trẻ có thể thay đồi theo thời gian nên việc điều trị có thể không hiệu quả.

- Việc sử dụng lại toa thuốc lần trước có thể gây nguy hiểm cho trẻ, nhất là những trẻ lần này lại mắc bệnh nghiêm trọng hơn lần trước mà phụ huynh không có khả năng phát hiện sớm bệnh cho trẻ.

- Việc tự ý dùng thuốc cho trẻ khi chưa tham khảo ý kiến của bác sĩ lâu dần có thể trở thành “sự lạm dụng thuốc một cách tự ý” dẫn đến tác hại không thể lường hết cho trẻ. Đã có trường hợp trẻ bị cảm, ho, sốt sơ sơ nhưng cha mẹ lại cho trẻ dùng kháng sinh Chloramphenicol (tên biệt dược nổi tiếng trước đây Tifomycine) thường xuyên đã dẫn đến hậu quả sau một thời gian dùng thuốc trẻ bị chứng “thiếu máu bất sản” dẫn đến tử vong.

Một vài lời khuyên

Phụ huynh nên tuân thủ hướng dẫn sử dụng thuốc của bác sĩ nhất là việc định liều thuốc sử dụng hợp lý nhằm mang lại hiệu quả và sự an toàn tuyệt đối trong suốt thời gian trị bệnh cho trẻ.

Cha mẹ đừng quá tự tin khi làm bác sĩ cho con vì không phải bệnh lý nào ở trẻ phụ huynh cũng có thể tự chữa khỏi qua việc tự mua thuốc về điều trị cho trẻ, có những bệnh lý tuy đơn giản như: bệnh cúm, bệnh sởi, nhiễm siêu vi… nhưng diễn biến lại rất phức tạp, đôi khi có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Do đó, cách tốt nhất mỗi lần trẻ bệnh, phụ huynh nên đưa trẻ đi khám bác sĩ để có những lời khuyên và cách điều trị tốt nhất từ bác sĩ.

ThS.BS. Đinh Thạc

(Bệnh viện Nhi Đồng 1)- Theo SK&ĐS


  Các Tin khác
  + Cân nặng chuẩn của thai nhi theo tuần (10/09/2017)
  + 8 lợi ích của trái ổi (25/02/2017)
  + Top những thực phẩm giàu chất xơ bà bầu nên biết (24/02/2017)
  + 9 mẹo tự nhiên trị khò khè cho bé yêu (17/02/2017)
  + 6 dưỡng chất cần thiết cho 3 giai đoạn cuộc đời người phụ nữ (17/02/2017)
  + Ăn chọn lọc - Một cách phòng, trị bệnh (08/02/2017)
  + Nên uống nước lúc nào để tốt cho cơ thể? (03/02/2017)
  + Thực phẩm giúp phòng, chống dị ứng (03/02/2017)
  + 5 thực phẩm giải độc và làm sạch phổi (27/12/2016)
  + Vai trò của axit folic với phụ nữ mang thai (25/11/2016)
  + Nôn và buồn nôn trong thai kỳ (25/11/2016)
  + Thực phẩm tăng cường miễn dịch (25/11/2016)
  + Chuẩn bị sức khỏe trước khi mang thai (22/11/2016)
  + Thực phẩm nên và không nên ăn để bảo vệ răng (18/11/2016)
  + Sắt đặc biệt quan trọng với trẻ - Vì sao? (16/11/2016)
  + Phòng tránh nhiễm khuẩn thai nhi: Bảo vệ bé ngay từ trong bụng mẹ (16/11/2016)
  + Những điều mẹ bầu cần làm giúp phát hiện sớm dị tật thai nhi do vi rút Zika (09/11/2016)
  + 10 điều cần làm để giảm rủi ro dị tật thai nhi (05/11/2016)
  + Các vấn đề về huyết áp ở phụ nữ có thai (05/11/2016)
  + Một số vi chất giúp trẻ phát triển hệ khung xương (05/11/2016)
Bottom

 OSAKA BIOTECH LIMITED
Representative office: Hoang Anh New Saigon, Ho Chi Minh City, Vietnam
Email: marketing@osakapharma.com