Thuoc bo


 
 

Facebook twitter Email
 
 
 

Tin tức mới
Cân nặng chuẩn của thai nhi theo tuần Cân nặng chuẩn của thai nhi theo tuần
Top 5 nhóm trái cây bà bầu nên ăn mỗi ngày để chống rạn da từ bên trong Top 5 nhóm trái cây bà bầu nên ăn mỗi ngày để chống rạn da từ bên trong
4 cặp thực phẩm nấu cùng nhau giúp bé khỏe, lớn nhanh 4 cặp thực phẩm nấu cùng nhau giúp bé khỏe, lớn nhanh
6 loại thực phẩm giải nhiệt cho cơ thể 6 loại thực phẩm giải nhiệt cho cơ thể
Thực phẩm tốt ăn sai giờ cũng gây hại Thực phẩm tốt ăn sai giờ cũng gây hại
4 cách giúp chân khỏe, đẹp hơn 4 cách giúp chân khỏe, đẹp hơn
Món ăn cho người bị động thai Món ăn cho người bị động thai
 
DANH MỤC SẢN PHẨM
FERCALPRO Tablet - Viên bổ sung calcium hữu cơ và khoáng chất tạo hệ xương khỏe mạnh tự nhiên.

FERCALPRO Tablet - Viên bổ sung calcium hữu cơ và khoáng chất tạo hệ xương khỏe mạnh tự nhiên.

MOXIO PLUS - Viên bổ máu- tăng sức đề kháng- ngăn ngừa nám da khi mang thai

MOXIO PLUS - Viên bổ máu- tăng sức đề kháng- ngăn ngừa nám da khi mang thai

VITAFACT PREGNANCY- viên bổ đa lượng toàn diện cho bà bầu ngừa ốm nghén - dự phòng khuyết tật thai

VITAFACT PREGNANCY- viên bổ đa lượng toàn diện cho bà bầu ngừa ốm nghén - dự phòng khuyết tật thai

SI RÔ CHO TRẺ BIẾNG ĂN, PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN- NUPROHEM

SI RÔ CHO TRẺ BIẾNG ĂN, PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN- NUPROHEM

OLIGOKARE FORTE- Viên bổ tinh trùng, nâng cao chất lượng và số lượng tinh trùng.

OLIGOKARE FORTE- Viên bổ tinh trùng, nâng cao chất lượng và số lượng tinh trùng.

OVUMCARE FORTE-Viên bổ trứng, liệu pháp mới trong điều trị hiếm muộn ở phụ nữ

OVUMCARE FORTE-Viên bổ trứng, liệu pháp mới trong điều trị hiếm muộn ở phụ nữ

OSALACTO- GIẢI PHÁP CÂN BẰNG HỆ VI SINH Ở ĐƯỜNG TIÊU HÓA

OSALACTO- GIẢI PHÁP CÂN BẰNG HỆ VI SINH Ở ĐƯỜNG TIÊU HÓA

MIRAVIT PREGNANCY- VIÊN BỔ ĐA LƯỢNG CHO BÀ BẦU

MIRAVIT PREGNANCY- VIÊN BỔ ĐA LƯỢNG CHO BÀ BẦU

HELIOT SI RÔ CHỐNG BIẾNG ĂN

HELIOT SI RÔ CHỐNG BIẾNG ĂN

GROWFAST-SI RÔ BỔ MÁU

GROWFAST-SI RÔ BỔ MÁU

RUTIBA DROP- GIẢI PHÁP CHỐNG - CÒI XƯƠNG Ở TRẺ EM - DO THIẾU VITAMIN D

RUTIBA DROP- GIẢI PHÁP CHỐNG - CÒI XƯƠNG Ở TRẺ EM - DO THIẾU VITAMIN D

WOMANCAPS-VIÊN BỔ MÁU, TĂNG SỨC ĐỀ KHÁNG

WOMANCAPS-VIÊN BỔ MÁU, TĂNG SỨC ĐỀ KHÁNG

LYSICALFER HỖN DỊCH CHỐNG CÒI XƯƠNG

LYSICALFER HỖN DỊCH CHỐNG CÒI XƯƠNG

MEOTEPZIN PLUS-SI RÔ TIÊU HÓA

MEOTEPZIN PLUS-SI RÔ TIÊU HÓA

DAY BY DAY FOR BABY

DAY BY DAY FOR BABY

Liên hệ với chúng tôi
 thuoc bo   Email: marketing@osakapharma.com
 thuoc bo  Hotline: 096.308.5682 hoặc 090.697.8589
Connect with us on
Youtube facebook Twitter in
 
Tư vấn trực tuyến
Bán Hàng tại TPHCM
tu van online
Bán hàng tại Hà Nội
tu van online
Đối tác
doi tac doi tac
Thống kê truy cập
onlineOnline: 2
tong Tổng: 3870777

Home > CHUYÊN MỤC SỨC KHỎE > Kinh nghiệm điều trị >

Mùa đông - xuân thường xuất hiện những bệnh gì?

Mùa đông - xuân thường xuất hiện những bệnh gì? , OSAKA BIOTECH LIMITED

 Đây là thông tin được Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) Trương Đình Bắc cho biết tại buổi tập huấn tăng cường truyền thông phòng chống dịch bệnh mùa đông – xuân do Cục Y tế dự phòng tổ chức ngày 26/11

Điều kiện thuận lợi để vi rút sởi phát triển

Theo ông Trương Đình Bắc, bên cạnh các bệnh có tính chất lưu hành trong nước thì một số bệnh nguy hiểm cũng có nguy cơ xâm nhập vào Việt Nam do tính chất phức tạp và sự gia tăng của các dịch bệnh này trong thời gian gần đây trên thế giới (như: MES-CoV, sốt xuất huyết do vi rút Ebola...).

Theo báo cáo của Cục Y tế dự phòng, theo diễn biến hàng năm, từ tháng 8 - 11 thường ghi nhận ca mắc sốt xuất huyết cao nhất trong năm. Tuy nhiên hiện nay số mắc sốt xuất huyết vẫn tiếp tục giảm mạnh ở cả 4 khu vực so với cùng kỳ năm 2013. Số trường hợp mắc bệnh tay chân miệng cả nước giảm so với cùng năm 2013; tuy nhiên có gia tăng cục bộ tại một số tỉnh, thành phố khu vực miền Nam. Các bệnh truyền nhiễm khác ghi nhận rải rác các trường hợp mắc, không ghi nhận ổ dịch tập trung. “Trước tình hình trên, ngành y tế đã tăng cường giám sát chủ động tại cộng đồng, cửa khẩu qua giám sát thường xuyên và giám sát trọng điểm để phát hiện sớm ca bệnh, cách ly và xử lý triệt để ổ dịch; kiện toàn nâng cấp phòng xét nghiệm; thường xuyên cập nhật, ban hành các khuyến cáo phòng chống dịch bệnh và các biện pháp phòng bệnh tại cộng đồng. Đồng thời, ngành y tế tập trung các nguồn lực thực hiện công tác thu dung, cách ly, điều trị, cấp cứu bệnh nhân, hạn chế số tử vong; thực hiện nghiêm ngặt phòng chống nhiễm khuẩn và lây nhiễm chéo trong các cơ sở khám, chữa bệnh”- ông Bắc cho hay...

Tiêm vaccin sởi- rubella là cách tốt nhất để phòng chống bệnh sởi trong mùa đông - xuân

Tiêm vaccin sởi- rubella là cách tốt nhất để phòng chống bệnh sởi trong mùa đông - xuân

 

Liên quan đến bệnh sởi, theo Cục Y tế dự phòng, thời gian gần đây, cả nước đã ghi nhận rải rác các trường hợp mắc sởi. Đặc biệt, thời tiết mùa Đông - Xuân là điều kiện thuận lợi để virus này phát triển. Vì vậy, Bộ Y tế khuyến cáo, phụ huynh chủ động đưa trẻ từ 9 tháng đến 2 tuổi tiêm đủ 2 mũi vaccinesởi; giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng, mắt và răng miệng cho trẻ hằng ngày; giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, thông thoáng, thường xuyên khử trùng đồ chơi, dụng cụ học tập…

Khi phát hiện có dấu hiệu sốt, ho, chảy nước mũi, phát ban cần sớm cách ly và đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, tư vấn và điều trị kịp thời.

Không chủ quan với bệnh cúm

Theo ông Trương Đình Bắc, số trường hợp mắc cúm A/H5N1 những năm gần đây đang có xu hướng gia tăng ở một số quốc gia, trong đó có Campuchia - nước láng giềng của Việt Nam. Năm 2012, Campuchia đã ghi nhận 3 trường hợp mắc cúm A/H5N1 và đều tử vong. Năm 2013, ghi nhận 26 trường hợp mắc, trong đó có 14 trường hợp tử vong. Tính từ đầu năm 2014 đến nay, quốc gia này đã ghi nhận 9 trường hợp mắc với 4 trường hợp tử vong.

Tại Việt Nam, năm 2013 ghi nhận 2 trường hợp mắc cúm A/H5N1 và 1 trường hợp tử vong. Từ đầu năm 2014 nay, nước ta cũng ghi nhận 2 trường hợp mắc và đều tử vong. Các chuyên gia y tế cảnh báo, số trường hợp mắccúm A/H5N1 có xu hướng tăng cao vào mùa Đông-Xuân tới. Bệnh chủ yếu gặp ở các loại gia cầm, chim.

“Đã có những bằng chứng chắc chắn về đường lây truyền virus cúm A/H5N1 từ chim, gia cầm sang người. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có bằng chứng lây truyền virus này từ người sang người, dù đã ghi nhận những chùm ca bệnh”, ông Trương Đình Bắc cho biết.

Người dân tuyệt đối không sử dụng gia cầm không rõ nguồn gốc để đề phòng cúm gia cầm lây nhiễm
Người dân tuyệt đối không sử dụng gia cầm không rõ nguồn gốc để đề phòng cúm gia cầm lây nhiễm

 

Cũng theo ông Bắc, số lượng người bị phơi nhiễm với virus cúm A/H5N1 rất lớn, nhưng số người được phát hiện nhiễm bệnh thì ít hơn nhiều lần. Điều này cho thấy người bị nhiễm và phát bệnh có thể có yếu tố cơ địa đặc biệt nào đó. Những người có sẵn nền bệnh lý trầm trọng hoặc có cơ địa suy giảm miễn dịch sẽ dễ mắc bệnh hơn.

Trong khi đó, đối với chủng virus cúm A/H5N8 mới phát hiện ở Anh và Hà Lan, mặc dù hiện Việt Nam chưa ghi nhận chủng virus cúm mới này nhưng nguy cơ chúng xuất hiện ở Việt Nam cũng rất cao, nên người chăn nuôi không được chủ quan. Đáng lưu ý, kết quả xét nghiệm cho thấy, virus cúm A/H5N8 ghi nhận tại các nước Anh và Hà Lan có cấu trúc gien tương tự như virus phát hiện ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản trước đó và bắt nguồn từ sự tái tổ hợp các virus, bao gồm cả virus cúm gia cầm A/H5N1 đang lưu hành ở khu vực châu Á.

Nhận định dịch bệnh có thể gia tăng trong thời gian tới, Bộ Y tế khuyến cáo người dân không ăn gia cầm, các sản phẩm gia cầm ốm, chết và không rõ nguồn gốc; bảo đảm ăn chín, uống sôi, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn; không giết mổ, vận chuyển, mua bán gia cầm và sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc.

Trường hợp khi phát hiện gia cầm ốm, chết, tuyệt đối không được giết, mổ và sử dụng, mà phải thông báo ngay cho chính quyền địa phương và đơn vị thú y trên địa bàn. Khi có biểu hiện sốt, ho, đau ngực, khó thở có liên quan đến gia cầm cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Để chủ động thực hiện các biện pháp nâng cao sức khỏe trong mùa Đông- Xuân, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo:

- Người dân cần giữ ấm cơ thể khi thời tiết chuyển lạnh; ủ ấm cho trẻ em khi đi xe máy, khi ra ngoài trời; khi làm việc ngoài trời, ra ngoài trời vào ban đêm hoặc sáng sớm phải mặc đủ ấm; lưu ý giữ ấm bàn chân, bàn tay, ngực, cổ, đầu.

- Người dân tránh tiếp xúc với những người đang có dấu hiệu bị các bệnh truyền nhiễm như cúm, bệnh đường hô hấp, tiêu chảy, sởi, rubella, thủy đậu…; hạn chế đến những chỗ đông người;

-Cần ăn uống đủ chất, đảm bảo dinh dưỡng, ăn nhiều hoa quả để giúp cơ thể tăng cường vitamin, nâng cao sức đề kháng; uống nước ấm, tránh ăn, uống những thức ăn, nước uống lấy trực tiếp từ tủ lạnh. Đặc biệt, mọi người cần tiêm vaccine phòng bệnh (đối với các bệnh có vaccine phòng);

- Đảm bảo vệ sinh môi trường, vệ sinh gia đình, giữ ấm nhà cửa; vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay với xà phòng, vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối. Khi có các dấu hiệu nghi bị bệnh, người dân cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và xử trí kịp thời.

Thái Bình- Theo SK&ĐS


  Các Tin khác
  + Cân nặng chuẩn của thai nhi theo tuần (10/09/2017)
  + 8 lợi ích của trái ổi (25/02/2017)
  + Top những thực phẩm giàu chất xơ bà bầu nên biết (24/02/2017)
  + 9 mẹo tự nhiên trị khò khè cho bé yêu (17/02/2017)
  + 6 dưỡng chất cần thiết cho 3 giai đoạn cuộc đời người phụ nữ (17/02/2017)
  + Ăn chọn lọc - Một cách phòng, trị bệnh (08/02/2017)
  + Nên uống nước lúc nào để tốt cho cơ thể? (03/02/2017)
  + Thực phẩm giúp phòng, chống dị ứng (03/02/2017)
  + 5 thực phẩm giải độc và làm sạch phổi (27/12/2016)
  + Vai trò của axit folic với phụ nữ mang thai (25/11/2016)
  + Nôn và buồn nôn trong thai kỳ (25/11/2016)
  + Thực phẩm tăng cường miễn dịch (25/11/2016)
  + Chuẩn bị sức khỏe trước khi mang thai (22/11/2016)
  + Thực phẩm nên và không nên ăn để bảo vệ răng (18/11/2016)
  + Sắt đặc biệt quan trọng với trẻ - Vì sao? (16/11/2016)
  + Phòng tránh nhiễm khuẩn thai nhi: Bảo vệ bé ngay từ trong bụng mẹ (16/11/2016)
  + Những điều mẹ bầu cần làm giúp phát hiện sớm dị tật thai nhi do vi rút Zika (09/11/2016)
  + 10 điều cần làm để giảm rủi ro dị tật thai nhi (05/11/2016)
  + Các vấn đề về huyết áp ở phụ nữ có thai (05/11/2016)
  + Một số vi chất giúp trẻ phát triển hệ khung xương (05/11/2016)
Bottom

 OSAKA BIOTECH LIMITED
Representative office: Hoang Anh New Saigon, Ho Chi Minh City, Vietnam
Email: marketing@osakapharma.com