Vì vết sẹo do sinh mổ gây ra đã trở thành “yếu điểm” trên thành tử cung. Do đó, để đảm bảo an toàn, mẹ bầu sinh mổ thường bị hạn chế số lần sinh. Trên thực tế, số lần sinh mổ sẽ phụ thuộc vào tình hình sức khỏe của mẹ cũng như tình trạng vết mổ. Với những mẹ bầu khỏe mạnh, lần sinh mổ trước không có biến chứng gì thì có thể sinh mổ từ 3 – 4 lần. Nhưng thông thường, các bác sĩ sẽ khuyến cáo cho các mẹ bầu chỉ nên sinh mổ từ 2 – 3 lần.
Nên sinh mổ hay sinh thường? Ưu nhược điểm của từng phương pháp?
Ngày nay, nhiều mẹ bầu lựa chọn phương pháp sinh mổ vì rất nhiều lý do như sợ đau, chọn ngày đẹp,… mà không hề biết rằng sinh mổ có một nhược điểm là bị hạn chế số lần sinh. Vậy bà bầu sinh mổ tối đa được mấy lần? Để làm rõ được vấn đề này, các mẹ hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Ưu điểm, nhược điểm của sinh mổ
Sinh mổ được coi là một phương pháp có khá nhiều ưu điểm:
– Được sử dụng cho những mẹ bầu gặp phải vấn đề bất thường như: biến chứng thai kỳ, thai nhi dị tật, con to,…
– Mẹ bầu không mất nhiều thời gian hay phải chịu đau đớn trong quá trình chuyển dạ. Một cuộc sinh mổ bình thường chỉ mất khoảng 30 phút trong khi sinh thường có thể lên tới hàng chục tiếng.
Ngoài những ưu điểm nêu trên thì nhược điểm của sinh mổ cũng hề nhỏ:
– Thuốc gây mê sử dụng trong sinh mổ có khá nhiều tác dụng phụ là ảnh hưởng tới sữa mẹ, tụt huyết áp, gây dị ứng…
– Mẹ bầu đã từng sinh mổ một lần thì trong những lần mang thai sau sẽ phải tiếp tục sử dụng phương pháp này.
– Di chứng sau sinh nhiều: nhiễm trùng vết mổ, viêm bàng quang, dính tử cung,…
– Có nguy cơ cao gặp phải những biến chứng thai kỳ trong lần mang thai sau hơn những mẹ sinh thường.
– Mẹ bầu sinh mổ thường phải mất vài ngày sau sinh, ngực mới bắt đầu sản xuất sữa do cơ thể còn chưa hồi phục.
Chính vì những nhược điểm nêu trên mà các mẹ bầu chỉ nên lựa chọn sinh mổ trong trường hợp bắt buộc, bao gồm:
- Mang song thai hoặc đa thai.
- Gặp phải biến chứng thai kỳ: Nhau tiền đạo, nhau bong non, tiền sản giật, suy thai, sa dây rốn,…
- Đã từng sinh mổ.
- Mẹ bầu mắc các bệnh nhiễm trùng hoặc bệnh thận, cao huyết áp, tiểu đường thai kỳ, u xơ tử cung, u nang buồng trứng,..
- Thai nhi quá to.
- Khung xương chậu nhỏ hẹp.
- Thai nhi bị dị tật bẩm sinh.
- Ngôi thai không thuận.
- Mẹ bầu sinh non.
Sinh mổ tối đa được mấy lần?
Những mẹ bầu sinh mổ, tử cung thường bị tổn thương và khó phục hồi hơn sinh thường. Vì vết sẹo do sinh mổ gây ra đã trở thành “yếu điểm” trên thành tử cung. Do đó, để đảm bảo an toàn, mẹ bầu sinh mổ thường bị hạn chế số lần sinh. Trên thực tế, số lần sinh mổ sẽ phụ thuộc vào tình hình sức khỏe của mẹ cũng như tình trạng vết mổ. Với những mẹ bầu khỏe mạnh, lần sinh mổ trước không có biến chứng gì thì có thể sinh mổ từ 3 – 4 lần. Nhưng thông thường, các bác sĩ sẽ khuyến cáo cho các mẹ bầu chỉ nên sinh mổ từ 2 – 3 lần.
Có một vấn đề mẹ bầu cần biết rắng số lần sinh mổ càng nhiều thì mẹ càng dễ gặp phải biến chứng trong lần mang thai và sinh con sau. Đó có thể là các biến chứng thai kỳ như nứt vỡ tử cung, nhau tiền đạo, nhau bong non… hay các bất thường sau sinh như viêm dính tử cung, đau nhức vết mổ,… Ngoài ra, bên cạnh việc chú ý tới số lần sinh mổ, mẹ cũng cần quan tâm tới khoảng cách giữa 2 lần sinh. Để vết sẹo trên thành tử cung hoàn toàn hồi phục, hai lần sinh mổ của mẹ cần cách ít nhất là 2 năm nhé.
Nên chọn sinh mổ hay sinh thường?
Sinh thường
Là một phương pháp tự nhiên nên sinh thường có rất nhiều ưu điểm:
– Khi sinh thường, mẹ sẽ không phải sử dụng thuốc gây tê, kháng sinh nên sẽ không bị ảnh hưởng tới nguồn sữa mẹ, hay các nguy cơ xấu tới sức khỏe như: sữa về chậm, dị ứng thuốc gây tê,…
– Đẻ thường giúp mẹ hồi phục sau sinh nhanh chóng, không còn chịu nhiều đau đớn nên việc vận động hay ăn uống dễ dàng hơn.
– Trong quá trình sinh thường, cơ thể mẹ sẽ sản sinh ra endorphin – một loại hormone giúp trẻ sau sinh tăng khả năng thích nghi với môi trường bên ngoài.
– Sinh thường còn kích thích nang phổi của bé mở rộng, giúp cho việc hô hấp của bé sau sinh thuận lợi hơn, giảm nguy cơ bị ngạt thở.
Tuy nhiên sinh thường cũng có những nhược điểm:
– Phương pháp này không được sử dụng với những mẹ bầu bị nhau tiền đạo, nhau bong non, xương chậu hẹp,… hay các biến chứng thai kỳ nguy hiểm khác.
– Sinh thường khiến mẹ rất đau đớn, mất nhiều sức lực và có thể kéo dài giờ sinh lên hàng chục tiếng đồng hồ.
– Nếu chẳng may trong quá trình chuyển dạ xảy ra sự cố, sẽ khó xử lý hơn sinh mổ và có thể gây nguy hiểm cho thai nhi.
Sinh mổ
Nhiều bà bầu lựa chọn phương pháp sinh mổ bởi những ưu điểm mà nó mang lại:
– Thường được sử dụng cho những mẹ bầu gặp phải bất thường cho quá trình mang thai như: ngôi thai ngược, thai nhi bị dị tật, mẹ bầu bị biến chứng thai kỳ.
– Mẹ bầu không cần phải tốn nhiều công sức, hay chịu đau đớn trong quá trình sinh con. Ca sinh diễn ra nhanh chóng, chỉ cần chọn ngày, làm thủ tục, lên bàn mổ và kết thúc sau 30 phút là mẹ sẽ được gặp bé.
– Trong trường hợp có sự cố xảy ra, sẽ dễ dàng khắc phục nên sinh mổ được coi là phương pháp giúp bé chào đời an toàn hơn.
Ngoài những ưu điểm trên, sinh mổ cũng có khá nhiều nhược điểm:
– Khi sinh mổ, mẹ sẽ phải tiêm thuốc gây mê, đây là loại thuốc có nhiều tác dụng phụ như ảnh hưởng tới sữa mẹ, tụt huyết áp, dị ứng,…
– Sinh mổ ảnh hưởng tới quá trình co thắt bình thường của tử cung. Nên đa phần các mẹ bầu đã sinh mổ, khi mang thai lần hai thường không sinh thường được.
– Phương pháp này để lại nhiều di chứng cho mẹ bầu: tử cung bị mẩn đỏ có thể dính vào ruột, nguy cơ nhiễm trùng vết mổ, đau nhức và ngứa ngáy vết mổ, viêm bàng quang. Vì thế, mẹ thường mất nhiều thời gian để hồi phục cơ thể sau sinh.
– Một nhược điểm lớn nữa là sinh mổ tác động nghiêm trọng tới tuyến sữa. Do sinh mổ khiến mẹ mất máu nhiều, hạn chế ăn uống nên khả năng phân tiết ra sữa của não bộ bị trì trệ. Có thể mất vài ngày sau sinh, ngực của mẹ mới có sữa.
– Một rủi ro không kém là vết mổ sẽ hình thành lên sẹo tử cung, gây ra các nguy cơ nứt vỡ tử cung, nhau tiền đạo và hàng loạt biến chứng thai kỳ nguy hiểm khác trong lần mang thai sau.
Như vậy, mẹ có thể thấy sinh thường vẫn có nhiều ưu điểm hơn so với sinh mổ. Vì vậy, nếu mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh, khung xương chậu đủ rộng, thai nhi phát triển tốt thì mẹ nên lựa chọn phương pháp sinh thường. Không nên vì sợ đau hay gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng tới chuyện “yêu”sau sinh mà thay bằng sinh mổ. Trong trường hợp sức khỏe mẹ bất ổn, mẹ bầu có khung chậu nhỏ, đường ra của thai nhi bị cản trở, thai nhi phát triển bất thường, mẹ sẽ được chỉ định sinh mổ để đảm bảo an toàn cho cả hai mẹ con. Để tránh khỏi lo lắng khi lựa chọn phương pháp sinh, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ sản khoa của mình. Bác sĩ sẽ dựa trên tình hình sức khỏe của hai mẹ con để tư vấn cho mẹ phương pháp sinh phù hợp nhất trong những tuần cuối thai kỳ.
Sk & ĐS
|