1. Trẻ bị biếng ăn sinh lý
Thường rơi vào các giai đoạn tuần khủng hoảng. Trẻ từ 0 – 18 tháng trải qua 10 kỳ phát triển vượt bậc vào các tuần 4-8-12-19-26-37-46-55-64-75, sau đó cứ 6 tháng 1 lần trẻ rơi vào các giai đoạn khủng hoảng do phát triển trí não và tinh thần (khủng hoảng tuổi lên 2, lên 3). Tương ứng với sự phát triển của trẻ là việc trẻ bị biếng ăn sinh lý, do cơ thể tập trung vào việc luyện tập các kỹ năng mà tạm thời quên đi nhu cầu năng lượng.
2. Trẻ biếng ăn do ốm/bệnh:
Khi trẻ bị nhiễm khuẩn thì hàm lượng các vitamin và các chất khoáng bị mất đi rất lớn, nhất là vitamin A, vitamin C, vitamin nhóm B, Magiê, B6, sắt, kẽm làm cho trẻ biếng ăn. Hơn nữa, trẻ bị nhiễm khuẩn thường dùng kháng sinh dễ dẫn đến loạn khuẩn đường ruột cùng với các tổn thương thực thể tại hệ tiêu hoá, nên trẻ bị chướng bụng, khó tiêu, càng dễ biếng ăn.
3. Trẻ bị bệnh lý đường tiêu hóa:
Trường hợp tiêu chảy do tổn thương niêm mạc ruột là nơi sản xuất ra các men tiêu hóa và hấp thu thức ăn, khi bị tổn thương men tiêu hóa giảm, trẻ cũng dễ bị đầy bụng, mặt khác khi bị tiêu chảy kéo dài sẽ dẫn đến thiếu các vi chất dinh dưỡng như: kẽm, vitamin nhóm B, acid folic… cũng gây nên tình trạng biếng ăn của trẻ.
Việc mẹ sử dụng bừa bãi, các loại thuốc kháng sinh, men tiêu hóa cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị biếng ăn.
4. Trẻ mọc răng
Khi mọc răng, lợi của trẻ sưng, đỏ và đau khiến trẻ không còn hứng thú muốn ăn.
5. Trẻ bị suy dinh dưỡng, thiếu vi chất dinh dưỡng:
Các vi chất dinh dưỡng (sắt, kẽm) tham gia vào quá trình chuyển hóa trong cơ thể, tham gia vào cấu tạo các men xúc tác các phản ứng hóa học trong cơ thể nên cũng có thể khiến trẻ biếng ăn.
6. Không có nếp sinh hoạt hoặc nếp sinh hoạt không hợp lý
Việc cho trẻ ăn vặt linh tinh, ăn quá nhiều bữa trong 1 ngày, bú quá nhiều trong 1 đêm cũng là nguyên nhân khiến trẻ lưng lửng bụng và không thể ăn một bữa tươm tất. Gia đình cho con ăn quá nhiều bữa, dẫn đến ăn vặt. Khi trẻ ăn vặt thì không học được cách ăn no và trữ năng lượng lâu. Do đó, trẻ luôn đói nhưng ăn rất ít và kén ăn.
7. Sai lầm về ăn uống:
Gia đình cho con ăn thực đơn chưa cân bằng, nhiều đồ ăn ngọt và thực phẩm chứa nhiều tinh bột. Những món ăn dạng này làm trẻ nhanh no nhưng là năng lượng rỗng, do đó khi đến bữa ăn, khi con cần nạp những thức ăn bổ dưỡng giàu chất dinh dưỡng, vitamin và muối khoáng thì nhu cầu năng lượng của con đã bị triệt tiêu bởi con đã ăn quá nhiều đường từ trước đó.
Nhiều gia đình cho ăn quá mặn, con uống nhiều nước. Cơ thể bị giữ nước làm con tăng cân giả tạo, nhưng người mệt mỏi và vị giác giảm. Do đó, khẩu vị con cũng bị ảnh hưởng.
8. Biếng ăn tâm lý
Người cho ăn gây áp lực cho con trong bữa ăn khiến mỗi bữa ăn trở nên nặng nè và khổ sở: đánh đập, bóp mồm trẻ, biến bữa ăn của trẻ thành một cuộc chiến với nỗi sợ kinh hoàng. Một số trẻ đang ở thời kỳ biếng ăn sinh lý, mẹ không nhạy cảm nhận rõ thời kỳ này nên ép con và con chuyển thành biếng ăn tâm lý.
9. Trẻ gặp phải cú sốc tâm lý
Có thể do thay đổi môi trường sống như mới đi học, chuyển nhà hoặc gặp phải nỗi sợ hãi, ám ảnh nào đó hoặc vừa mất đi điều gì đó trẻ vô cùng yêu thương cũng gây ra biếng ăn ở trẻ.
10. Trẻ biếng ăn do tâm lý của cha mẹ:
- Mẹ sợ con đói nên cho ăn nhiều lần hơn so với thực tế con cần. Lượng thức ăn quá nhiều làm con cảm thấy quá sức, đuối sức như một người phải chạy một cuộc marathon đường dài tưởng chừng không bao giờ hết. Kỳ vọng không tưởng về khối lượng con cần ăn, tâm lý ăn để dành cho con khi ốm “ngót đi là vừa”, khái niệm sai lầm về “trẻ phải bụ phải béo” làm ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển thể chất và sinh lý của con
- Gia đình cho con ăn thụ động từ nhỏ. Khi bé thì mẹ thấy con chỉ ti mẹ khi ngủ, ăn trong trạng thái vô thức, dựa vào phản xạ mút tự nhiên của con mà đưa thức ăn vào cơ thể. Lớn dần khi thời gian ngủ của con giảm xuống, khi con ít ngủ hơn thì việc chờ con ngủ để cho con ăn càng trở nên khó khăn hơn, nhiều bé chỉ bú mẹ vào ban đêm khi giấc ngủ đêm bị gián đoạn và việc cho ăn khi con thức và tỉnh táo trở nên cực vất vả, bởi con không có khái niệm đói cũng như có sự liên hệ nguyên nhân – kết quả: đói thì phải ăn, ăn thì sẽ hết đói. Do đó, con sao nhãng, mải chơi không muốn nằm, ngồi 1 chỗ để ăn. Việc ăn thụ động càng đi xa hơn, mẹ chỉ chờ con ngủ mới đút sữa, gia đình ép con ăn, cho con ăn khi đi chơi, ở sân chơi hay trước màn hình tivi và các thiết bị điện tử khác, lợi dụng sự sao nhãng để đút thức ăn cho con. Lâu dài việc ăn thụ động càng trở nên trầm trọng và việc con dọa non, dọa nhịn ăn là một trong nhiều cớ để hành xử xấu nhằm thu hút sự chú ý của người lớn và đạt được cái mình muốn một cách rất tiêu cực.
- Dược phẩm Osaka gửi đến các mẹ thông thái dành cho trẻ biếng ăn :
- 1. NUPROHEM
- Nuprohem- là si rô có chứa hàm lượng Lysin cao 100mg/5ml, cùng các vitamin khoáng chất giúp bé phát triển toàn diện:
-
+ Trẻ em biếng ăn, chậm lớn
+ Trẻ em đang hoặc sau khi ốm dậy
+ Trẻ em đang ở giai đoạn phát triển
-
2 LYSYCALFER - Bổ sung canxi và các vitamin cho bé biếng ăn , chậm lớn , còi xương
- Trẻ em còi xương
- Trẻ em biếng ăn - chậm lớn
- Các trạng thái thiếu canxi
-
thuocbovn.com
|