Sữa là thức uống cần thiết cho cuộc sống hàng ngày vì nó chứa nhiều chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn những sai sót đang tiếc khi uống sữa. Do vậy mà cơ thể không những không hấp thụ được các chất dinh dưỡng trong sữa mà thậm chí còn có tác dụng ngược lại, gây nguy hiểm. Sau đây là một số sai lầm trong ăn uống khi sử dụng sữa ít ai ngờ tới.
Sữa càng đặc càng tốt
Có người cho rằng, sữa càng đặc, cơ thể sẽ càng có nhiều dinh dưỡng, điều này không khoa học. Cái gọi là sữa quá đặc chỉ là trong sữa thêm nhiều bột nhưng ít nước, làm cho nồng độ sữa vượt quá tiêu chuẩn tỉ lệ bình thường. Cũng có người lo sợ sữa tươi quá nhạt nên cho thêm sữa bột vào trong sữa.
Nếu cho trẻ thường xuyên uống sữa quá đặc sẽ gây ra đau bụng, táo bón, ăn uống không ngon hoặc thậm chí cự tuyệt thức ăn, còn dẫn đến viêm ruột non xuất huyết cấp tính. Điều này là do cơ quan nội tạng của trẻ còn yếu mềm, chịu không nổi gánh nặng và áp lực quá nặng.
Sữa càng đặc càng tốt là quan điểm sai lầm trong ăn uống khi sử dụng sữa
Đun sôi sữa
Rất nhiều người có quan niệm khi mua sữa về cần khử trùng, vậy là đun sôi sữa lên. Tuy nhiên, hầu hết các loại sữa trên thị trường là những sản phẩm đã được tiệt trùng, không cần thiết phải đun sôi.
Nếu thực sự quá lo lắng thì có thể đun sữa ở nhiệt độ 70 độ C và đun trong 3 phút, nếu đun ở 50 độ C thì đun trong 6 phút để đạt được mục đích khử trùng. Thời gian đun quá lâu có thể khiến lactose trong sữa chảy ra, có thể gây ung thư. Ngoài ra, khi đun sôi sữa, canxi phốt phát sẽ chuyển sang tính axit, lắng đọng khiến mất hết giá trị có sẵn của sữa.
Không nên uống sữa khi đã đun sôi
Uống sữa khi đói
Không nên uống sữa khi đói, điều đó sẽ làm dạ dày co bóp mạnh, dịch vị dạ dày tiết ra sẽ đào thải nhanh can-xi xuống ruột và bài tiết ra bên ngoài. Hơn nữa, cơ thể sẽ cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ.
Uống sữa quá gần bữa ăn
Uống sữa gần bữa ăn sẽ làm một số lượng lớn các protein được tiêu thụ như nhiệt, khi uống đi vào dạ dày sẽ hình thành một hiện tượng bão hòa, ảnh hưởng đến lượng thức ăn. Nếu uống sữa, nên uống cách bữa ăn 1, 2 giờ đồng hồ để dạ dày có thể hấp thụ protein và tiêu hóa thức ăn tốt nhất. Nên ăn một số thực phẩm chứa tinh bột như bánh mì, bánh mì cùng với uống sữa.
Cho sô cô la vào sữa
Một số người nghĩ rằng vì sữa là loại thực phẩm có lượng protein cao, sô cô la lại là thức ăn năng lượng, vì vậy mà cả hai loại đồ ăn này được ăn cùng lúc sẽ có lợi ích tuyệt vời. Sự thực không phải như vậy. Sự kết hợp này sẽ tạo ra phản ứng hóa học sản xuất ra "oxalat canxi". Kết quả là canxi trong sữa và sô cô la sẽ trở thành chất có hại, gây khô tóc, tóc dễ gãy, làm tăng sỏi đường tiết niệu và các bệnh khác. Trẻ em ăn hỗn hợp này sẽ dẫn tới thiếu canxi, tiêu chảy, tăng trưởng chậm…
Cho sô cô la vào sữa có thể gây ra rụng tóc, làm tăng sỏi đường tiết niệu và một số bệnh khác
Uống thuốc với sữa
Sữa chứa rất nhiều chất sắt, canxi và các nguyên tố vi lượng, vì vậy, nếu uống thuốc với sữa sẽ gây ra tương tác, có thể hình thành các hợp chất hoặc các muối không hòa tan. Điều này không chỉ gây ra sự mất chất dinh dưỡng sữa, mà còn làm giảm hiệu quả của thuốc. Do đó, nên uống sữa trước hoặc sau khi uống sữa 1-2 giờ là tốt nhất.
Uống sữa kết hợp với ăn hồng, uống trà
Sữa không nên sử dụng cùng lúc với thực phẩm có chứa tannin như trà, hồng. Những thực phẩm này dễ tạo phản ứng kết tủa khi uống với sữa, ảnh hưởng đến tiêu hóa.
Ăn hồng và uống trà khi uống sữa là một sai lầm trong ăn uống
Sữa thêm nhiều đường càng tốt
Sữa không cho đường không dễ tiêu hóa, đây là "kiến thức chung" ai cũng biết. Thêm đường là để tăng thêm nhiệt lượng các bon hy drat cung cấp, nhưng phải chú ý định lượng, thông thường mỗi 100ml sữa thêm 5-8g đường.
Lưu trữ sữa
Sữa không nên để ngoài ánh sáng mặt trời. Nhiều nghiên cứu khẳng định rằng các vitamin B1, B2 và vitamin C trong sữa khi tiếp xúc với ánh sáng trong một thời gian rất ngắn, sẽ sớm bị biến mất, vì 3 chất dinh dưỡng này sẽ bị phá vỡ trong ánh mặt trời.
Hà Phương(T/h) - Theo SK & ĐS
|