Muối
Mẹ không nên thêm muối vào bất cứ thức ăn nào dành cho bé, vì nó không tốt cho thận của bé lúc này. Không sử dụng viên súp hay nước chấm vì chúng chứa hàm lượng muối cao. Hãy lưu ý điều này khi nấu ăn cho gia đình và cho trẻ.
Trẻ dưới 1 tuổi chưa cần nêm muối vào cháo, bột (ảnh minh hoạ)
Đường
Không nên dùng các loại thực phẩm nhiều đường như bánh quy, kẹo hay nước ngọt vì có thể gây sâu răng ở trẻ. Sử dụng chuối nghiền, sữa mẹ hoặc sữa công thức để làm ngọt thức ăn cho trẻ nếu cần thiết.
Mật ong
Mật ong chứa vi khuẩn gây độc tố cho đường ruột của bé. Điều này có thể dẫn đến tình trạng ngộ độc ở trẻ sơ sinh. Mật ong cũng là một dạng đường có thể gây sâu răng cho trẻ. Vì vậy, không nên dùng mật ong cho trẻ dưới một tuổi.
Mật ong được nhiều chuyên gia khuyến cáo không nên cho trẻ sơ sinh ăn (ảnh minh hoạ)
Các loại hạt
Trẻ dưới 5 tuổi không nên cho ăn các loại hạt, nhất là đậu phộng. Bên cạnh đó, đậu phộng cũng là loại thực phẩm dễ gây dị ứng cho trẻ nhỏ.
Thức ăn hàm lượng chất béo thấp
Chất béo cung cấp rất nhiều năng lượng và các vitamin cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trẻ dưới 2 tuổi nên bổ sung các loại thức ăn như sữa nguyên chất, sữa chua và pho mát hơn là các loại thực phẩm ít chất béo.
Chất béo bão hòa
Không nên cho trẻ ăn thức ăn chứa chất béo bão hòa hay chất béo có hại như khoai tây chiên, bánh mý kẹp và bánh ngọt.
Một số loại cá
Các mẹ cần tránh những loại cá có hàm lượng thủy ngân nhất định như cá mập, cá kiếm, cá marlin,… bởi chúng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển hệ thần kinh của trẻ.
Hải sản có vỏ
Không nên cho trẻ ăn các loại hải sản này vì có thể tăng nguy cơ ngộ độc ở trẻ.
Trứng sống hoặc chưa chín
Trẻ dưới 6 tháng tuổi có thể cho ăn trứng nhưng phải đảm bảo trứng được luộc chín cho đến khi cả lòng trắng và lòng đỏ rắn lại.
Theo Báo Sức Khỏe& Đời Sống
|