Thuoc bo


 
 

Facebook twitter Email
 
 
 

Tin tức mới
Cân nặng chuẩn của thai nhi theo tuần Cân nặng chuẩn của thai nhi theo tuần
Top 5 nhóm trái cây bà bầu nên ăn mỗi ngày để chống rạn da từ bên trong Top 5 nhóm trái cây bà bầu nên ăn mỗi ngày để chống rạn da từ bên trong
4 cặp thực phẩm nấu cùng nhau giúp bé khỏe, lớn nhanh 4 cặp thực phẩm nấu cùng nhau giúp bé khỏe, lớn nhanh
6 loại thực phẩm giải nhiệt cho cơ thể 6 loại thực phẩm giải nhiệt cho cơ thể
Thực phẩm tốt ăn sai giờ cũng gây hại Thực phẩm tốt ăn sai giờ cũng gây hại
4 cách giúp chân khỏe, đẹp hơn 4 cách giúp chân khỏe, đẹp hơn
Món ăn cho người bị động thai Món ăn cho người bị động thai
 
DANH MỤC SẢN PHẨM
FERCALPRO Tablet - Viên bổ sung calcium hữu cơ và khoáng chất tạo hệ xương khỏe mạnh tự nhiên.

FERCALPRO Tablet - Viên bổ sung calcium hữu cơ và khoáng chất tạo hệ xương khỏe mạnh tự nhiên.

MOXIO PLUS - Viên bổ máu- tăng sức đề kháng- ngăn ngừa nám da khi mang thai

MOXIO PLUS - Viên bổ máu- tăng sức đề kháng- ngăn ngừa nám da khi mang thai

VITAFACT PREGNANCY- viên bổ đa lượng toàn diện cho bà bầu ngừa ốm nghén - dự phòng khuyết tật thai

VITAFACT PREGNANCY- viên bổ đa lượng toàn diện cho bà bầu ngừa ốm nghén - dự phòng khuyết tật thai

SI RÔ CHO TRẺ BIẾNG ĂN, PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN- NUPROHEM

SI RÔ CHO TRẺ BIẾNG ĂN, PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN- NUPROHEM

OLIGOKARE FORTE- Viên bổ tinh trùng, nâng cao chất lượng và số lượng tinh trùng.

OLIGOKARE FORTE- Viên bổ tinh trùng, nâng cao chất lượng và số lượng tinh trùng.

OVUMCARE FORTE-Viên bổ trứng, liệu pháp mới trong điều trị hiếm muộn ở phụ nữ

OVUMCARE FORTE-Viên bổ trứng, liệu pháp mới trong điều trị hiếm muộn ở phụ nữ

OSALACTO- GIẢI PHÁP CÂN BẰNG HỆ VI SINH Ở ĐƯỜNG TIÊU HÓA

OSALACTO- GIẢI PHÁP CÂN BẰNG HỆ VI SINH Ở ĐƯỜNG TIÊU HÓA

MIRAVIT PREGNANCY- VIÊN BỔ ĐA LƯỢNG CHO BÀ BẦU

MIRAVIT PREGNANCY- VIÊN BỔ ĐA LƯỢNG CHO BÀ BẦU

HELIOT SI RÔ CHỐNG BIẾNG ĂN

HELIOT SI RÔ CHỐNG BIẾNG ĂN

GROWFAST-SI RÔ BỔ MÁU

GROWFAST-SI RÔ BỔ MÁU

RUTIBA DROP- GIẢI PHÁP CHỐNG - CÒI XƯƠNG Ở TRẺ EM - DO THIẾU VITAMIN D

RUTIBA DROP- GIẢI PHÁP CHỐNG - CÒI XƯƠNG Ở TRẺ EM - DO THIẾU VITAMIN D

WOMANCAPS-VIÊN BỔ MÁU, TĂNG SỨC ĐỀ KHÁNG

WOMANCAPS-VIÊN BỔ MÁU, TĂNG SỨC ĐỀ KHÁNG

LYSICALFER HỖN DỊCH CHỐNG CÒI XƯƠNG

LYSICALFER HỖN DỊCH CHỐNG CÒI XƯƠNG

MEOTEPZIN PLUS-SI RÔ TIÊU HÓA

MEOTEPZIN PLUS-SI RÔ TIÊU HÓA

DAY BY DAY FOR BABY

DAY BY DAY FOR BABY

Liên hệ với chúng tôi
 thuoc bo   Email: marketing@osakapharma.com
 thuoc bo  Hotline: 096.308.5682 hoặc 090.697.8589
Connect with us on
Youtube facebook Twitter in
 
Tư vấn trực tuyến
Bán Hàng tại TPHCM
tu van online
Bán hàng tại Hà Nội
tu van online
Đối tác
doi tac doi tac
Thống kê truy cập
onlineOnline: 1
tong Tổng: 4742401

Home > CHUYÊN MỤC SỨC KHỎE > Kinh nghiệm điều trị >

Sử dụng vitamin A trong bệnh sởi

Sử dụng vitamin A trong bệnh sởi , OSAKA BIOTECH LIMITED

 Mặc dù đã có vắc-xin phòng bệnh sởi rất hiệu quả, tuy nhiên bệnh sởi vẫn tiếp tục là một vấn đề sức khỏe cộng đồng trên toàn thế giới. Theo Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ, 1/3 số trẻ em dưới 5 tuổi bị nhiễm sởi có các biến chứng và 55% trường hợp tử vong liên quan đến bệnh sởi là trẻ em dưới 5 tuổi.

Vì sao phải sử dụng vitamin A?

Vitamin A có chức năng bảo tồn tính toàn vẹn của tế bào biểu mô, ngoài ra còn đóng vai trò trong tăng trưởng và tăng cường miễn dịch.

Sử dụng vitamin A trong bệnh sởi

Cho trẻ uống vitamin A trong Ngày Vi chất dinh dưỡng.

 

Thiếu vitamin A thường xảy ra ở trẻ em được nuôi dưỡng không đầy đủ. Những bệnh nhân này thường có dự trữ vitamin A ở gan rất thấp khi bị nhiễm sởi, mặc dù nguyên nhân chính xác còn chưa rõ ràng. Nguyên nhân có thể là do giảm nồng độ protein (prealbumin và protein gắn retinol) cần thiết để huy động vitamin A từ gan. Sự sụt giảm này được quan sát thấy ở trẻ em mắc bệnh sởi và các bệnh cấp tính khác. Kết quả dẫn đến nồng độ netinol huyết thanh thấp và giảm tái tạo bề mặt biểu mô. Trong số 89 trẻ em dưới 2 tuổi ở New York bị mắc bệnh sởi, có 22% trẻ có nồng độ vitamin A trong huyết thanh thấp. Nồng độ vitamin A huyết thanh thấp có mối tương quan với nồng độ kháng thể đặc hiệu kháng sởi thấp hơn và tăng tỷ lệ mắc bệnh. Một cuộc điều tra tương tự tại Nam Phi cho thấy, có mối liên quan giữa vitamin A và các yếu tố miễn dịch làm giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong ở bệnh nhân sởi.

Tác dụng của vitamin A trong điều trị bệnh sởi lần đầu tiên được báo cáo năm 1932. Gần đây, nghiên cứu ở nhóm đối chứng ở trẻ em Nam Phi dưới 13 tuổi mắc bệnh sởi và không có dấu hiệu lâm sàng rõ ràng của suy dinh dưỡng. Những trẻ mắc bệnh sởi được uống bổ sung vitamin A liều cao (400.000 đơn vị) tại thời điểm nhập viện có tỷ lệ biến chứng và tỷ lệ tử vong thấp hơn đáng kể. Sự khác biệt về tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong rõ rệt hơn ở trẻ em dưới 2 tuổi. Các nghiên cứu khác cũng đã xác nhận việc bổ sung vitamin A làm giảm mức độ nặng của các biến chứng (ví dụ tiêu chảy, nhiễm khuẩn hô hấp) ở bệnh nhân mắc bệnh sởi.

Tính an toàn của vitamin A

Tình trạng ngộ độc vitamin A cấp tính hiếm gặp và thường do sử dụng liều cao (liều tích lũy thường xuyên trên 1.000.000 đơn vị) trong 2 - 3 tuần. Biểu hiện lâm sàng của ngộ độc vitamin A cấp tính ở trẻ nhỏ là trẻ có biểu hiện thóp phồng và nôn mửa. Ở trẻ lớn hơn và người trưởng thành có biểu hiện buồn nôn, nôn, nhức đầu và tăng áp lực nội sọ. Xét nghiệm chức năng gan có biểu hiện bất thường cũng có thể xảy ra khi sử dụng quá liều vitamin A. Vitamin A gây dị tật bẩm sinh ở liều điều trị nên không được kê đơn cho phụ nữ mang thai. Không có báo cáo về ngộ độc vitamin A cấp tính ở trẻ em mắc bệnh sởi khi sử dụng các liều khuyến cáo của WHO. Điều quan trọng là liều khuyến cáo của vitamin A cho điều trị bệnh sởi cao hơn 100 - 200 lần nhu cầu khuyến nghị của khẩu phần ăn hàng ngày. Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ cân nhắc dữ liệu về tính hiệu quả và an toàn của vitamin A ở trẻ em Mỹ mắc bệnh sởi còn hạn chế và do vậy, cảnh báo các bác sĩ thực hành áp dụng điều trị vitamin A cho bệnh nhân sởi hết sức cẩn thận, sử dụng đúng liều vitamin A quy định và theo dõi các tác dụng phụ (ví dụ: thóp phồng, đau đầu và nôn). Việc phân phối vitamin A cần được hướng dẫn cụ thể và sử dụng liều vitamin A theo tuổi phù hợp để đề phòng ngộ độc.

Chương trình phòng chống thiếu vitamin A ở nước ta

Từ năm 1988, Viện Dinh dưỡng đã triển khai Chương trình Phòng chống thiếu vitamin A và bệnh khô mắt. Từ năm 1993, chương trình đã được triển khai trên toàn quốc. Năm 1995, Việt Nam được Tổ chức Y tế Thế giới và Tổ chức Phòng chống thiếu vitamin A quốc tế công nhận đã loại trừ bệnh khô mắt do thiếu vitamin A thể lâm sàng nhưng cho đến nay, thiếu vitamin A cận lâm sàng vẫn là vấn đề sức khỏe cộng đồng ở Việt Nam.

Hoạt động phòng chống thiếu vitamin A được triển khai với các cách tiếp cận khác nhau: tiếp cận dựa vào thực phẩm, bổ sung vitamin A vào thực phẩm và bổ sung vitamin A liều cao cho các đối tượng nguy cơ cao, giáo dục truyền thông về cách nuôi con theo khoa học, ăn bổ sung hợp lý cho trẻ, kết hợp với các chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu khác như tiêm chủng phòng sởi, chống tiêu chảy... Tại 63 tỉnh, thành phố, hoạt động của chương trình là tập trung bổ sung vitamin A liều cao cho trẻ 6 - 36 tháng tuổi uống theo chiến dịch vào Ngày Vi chất dinh dưỡng (ngày 1 - 2 tháng 6 (đợt 1) và kết hợp với ngày tiêm chủng tháng 12 (đợt 2) hàng năm với liều 100.000 đơn vị cho trẻ 6 - 11 tháng tuổi, 200.000 đơn vị cho trẻ 12 - 36 tháng tuổi.

Chương trình còn bổ sung vitamin A cho trẻ dưới 5 tuổi có nguy cơ thiếu vitamin A (trẻ dưới 6 tháng không được bú mẹ, trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng, tiêu chảy kéo dài, nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính, sởi) và bà mẹ trong tháng đầu sau sinh (để tăng cường vitamin A trong sữa mẹ). Ở một số tỉnh khó khăn, những vùng có tỷ lệ suy dinh dưỡng và thiếu vitamin A cao, các trẻ từ 36 - 59 tháng tuổi cũng được uống bổ sung 200.000 đơn vị vitamin A, một năm 2 lần. Trong các năm qua, tỉ lệ trẻ em 6 - 36 tháng tuổi được bổ sung vitamin A liều cao trong các đợt chiến dịch luôn đạt tỷ lệ trên 90%.

* Ngày 18/4/2014, Bộ trưởng Bộ Y tế đã có quyết định số 1327/QĐ-BYT ban hành “Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh sởi” trong đó uống bổ sung vitamin A được coi là điều trị hỗ trợ đối với trẻ đã mắc sởi với liều cụ thể như sau:

Trẻ < 6 tháng: uống 50.000 đơn vị/ ngày x 2 ngày liên tiếp.

Trẻ 6 -12 tháng: uống 100.000 đơn vị/ngày x 2 ngày liên tiếp.

Trẻ > 12 tháng và người lớn: uống 200.000 đơn vị/ngày x 2 ngày liên tiếp.

Trường hợp có biểu hiện thiếu vitamin A: lặp lại liều trên sau 4 - 6 tuần.

* Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) đã ban hành một tuyên bố chung khuyến nghị rằng vitamin A được dùng cho tất cả trẻ em được chẩn đoán mắc bệnh sởi ở các địa phương có tình trạng thiếu vitamin A đang là vấn đề có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng (trẻ được chẩn đoán là thiếu vitamin A khi có hàm lượng vitamin A huyết thanh <10 mcg/dL) và ở cộng đồng có tỷ lệ tử vong liên quan đến bệnh sởi ở mức > 1%.

TS. Trần Thúy Nga (Viện Dinh dưỡng)- TheoSK&ĐS


  Các Tin khác
  + Cân nặng chuẩn của thai nhi theo tuần (10/09/2017)
  + 8 lợi ích của trái ổi (25/02/2017)
  + Top những thực phẩm giàu chất xơ bà bầu nên biết (24/02/2017)
  + 9 mẹo tự nhiên trị khò khè cho bé yêu (17/02/2017)
  + 6 dưỡng chất cần thiết cho 3 giai đoạn cuộc đời người phụ nữ (17/02/2017)
  + Ăn chọn lọc - Một cách phòng, trị bệnh (08/02/2017)
  + Nên uống nước lúc nào để tốt cho cơ thể? (03/02/2017)
  + Thực phẩm giúp phòng, chống dị ứng (03/02/2017)
  + 5 thực phẩm giải độc và làm sạch phổi (27/12/2016)
  + Vai trò của axit folic với phụ nữ mang thai (25/11/2016)
  + Nôn và buồn nôn trong thai kỳ (25/11/2016)
  + Thực phẩm tăng cường miễn dịch (25/11/2016)
  + Chuẩn bị sức khỏe trước khi mang thai (22/11/2016)
  + Thực phẩm nên và không nên ăn để bảo vệ răng (18/11/2016)
  + Sắt đặc biệt quan trọng với trẻ - Vì sao? (16/11/2016)
  + Phòng tránh nhiễm khuẩn thai nhi: Bảo vệ bé ngay từ trong bụng mẹ (16/11/2016)
  + Những điều mẹ bầu cần làm giúp phát hiện sớm dị tật thai nhi do vi rút Zika (09/11/2016)
  + 10 điều cần làm để giảm rủi ro dị tật thai nhi (05/11/2016)
  + Các vấn đề về huyết áp ở phụ nữ có thai (05/11/2016)
  + Một số vi chất giúp trẻ phát triển hệ khung xương (05/11/2016)
Bottom

 OSAKA BIOTECH LIMITED
Representative office: Hoang Anh New Saigon, Ho Chi Minh City, Vietnam
Email: marketing@osakapharma.com