Thuoc bo


 
 

Facebook twitter Email
 
 
 

Tin tức mới
Cân nặng chuẩn của thai nhi theo tuần Cân nặng chuẩn của thai nhi theo tuần
Top 5 nhóm trái cây bà bầu nên ăn mỗi ngày để chống rạn da từ bên trong Top 5 nhóm trái cây bà bầu nên ăn mỗi ngày để chống rạn da từ bên trong
4 cặp thực phẩm nấu cùng nhau giúp bé khỏe, lớn nhanh 4 cặp thực phẩm nấu cùng nhau giúp bé khỏe, lớn nhanh
6 loại thực phẩm giải nhiệt cho cơ thể 6 loại thực phẩm giải nhiệt cho cơ thể
Thực phẩm tốt ăn sai giờ cũng gây hại Thực phẩm tốt ăn sai giờ cũng gây hại
4 cách giúp chân khỏe, đẹp hơn 4 cách giúp chân khỏe, đẹp hơn
Món ăn cho người bị động thai Món ăn cho người bị động thai
 
DANH MỤC SẢN PHẨM
FERCALPRO Tablet - Viên bổ sung calcium hữu cơ và khoáng chất tạo hệ xương khỏe mạnh tự nhiên.

FERCALPRO Tablet - Viên bổ sung calcium hữu cơ và khoáng chất tạo hệ xương khỏe mạnh tự nhiên.

MOXIO PLUS - Viên bổ máu- tăng sức đề kháng- ngăn ngừa nám da khi mang thai

MOXIO PLUS - Viên bổ máu- tăng sức đề kháng- ngăn ngừa nám da khi mang thai

VITAFACT PREGNANCY- viên bổ đa lượng toàn diện cho bà bầu ngừa ốm nghén - dự phòng khuyết tật thai

VITAFACT PREGNANCY- viên bổ đa lượng toàn diện cho bà bầu ngừa ốm nghén - dự phòng khuyết tật thai

SI RÔ CHO TRẺ BIẾNG ĂN, PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN- NUPROHEM

SI RÔ CHO TRẺ BIẾNG ĂN, PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN- NUPROHEM

OLIGOKARE FORTE- Viên bổ tinh trùng, nâng cao chất lượng và số lượng tinh trùng.

OLIGOKARE FORTE- Viên bổ tinh trùng, nâng cao chất lượng và số lượng tinh trùng.

OVUMCARE FORTE-Viên bổ trứng, liệu pháp mới trong điều trị hiếm muộn ở phụ nữ

OVUMCARE FORTE-Viên bổ trứng, liệu pháp mới trong điều trị hiếm muộn ở phụ nữ

OSALACTO- GIẢI PHÁP CÂN BẰNG HỆ VI SINH Ở ĐƯỜNG TIÊU HÓA

OSALACTO- GIẢI PHÁP CÂN BẰNG HỆ VI SINH Ở ĐƯỜNG TIÊU HÓA

MIRAVIT PREGNANCY- VIÊN BỔ ĐA LƯỢNG CHO BÀ BẦU

MIRAVIT PREGNANCY- VIÊN BỔ ĐA LƯỢNG CHO BÀ BẦU

HELIOT SI RÔ CHỐNG BIẾNG ĂN

HELIOT SI RÔ CHỐNG BIẾNG ĂN

GROWFAST-SI RÔ BỔ MÁU

GROWFAST-SI RÔ BỔ MÁU

RUTIBA DROP- GIẢI PHÁP CHỐNG - CÒI XƯƠNG Ở TRẺ EM - DO THIẾU VITAMIN D

RUTIBA DROP- GIẢI PHÁP CHỐNG - CÒI XƯƠNG Ở TRẺ EM - DO THIẾU VITAMIN D

WOMANCAPS-VIÊN BỔ MÁU, TĂNG SỨC ĐỀ KHÁNG

WOMANCAPS-VIÊN BỔ MÁU, TĂNG SỨC ĐỀ KHÁNG

LYSICALFER HỖN DỊCH CHỐNG CÒI XƯƠNG

LYSICALFER HỖN DỊCH CHỐNG CÒI XƯƠNG

MEOTEPZIN PLUS-SI RÔ TIÊU HÓA

MEOTEPZIN PLUS-SI RÔ TIÊU HÓA

DAY BY DAY FOR BABY

DAY BY DAY FOR BABY

Liên hệ với chúng tôi
 thuoc bo   Email: marketing@osakapharma.com
 thuoc bo  Hotline: 096.308.5682 hoặc 090.697.8589
Connect with us on
Youtube facebook Twitter in
 
Tư vấn trực tuyến
Bán Hàng tại TPHCM
tu van online
Bán hàng tại Hà Nội
tu van online
Đối tác
doi tac doi tac
Thống kê truy cập
onlineOnline: 2
tong Tổng: 3853944

Home > CHUYÊN MỤC SỨC KHỎE > Kinh nghiệm điều trị >

Thận trọng dùng thuốc khi cho con bú

Thận trọng dùng thuốc khi cho con bú , OSAKA BIOTECH LIMITED

 Thông thường khi dùng thuốc, có khoảng 1% lượng thuốc được thải qua sữa mẹ trong 24 giờ; một vài loại thuốc có thể thải đến 5%. Cần thận trọng vấn đề này vì trẻ có thể bị ảnh hưởng do mẹ sử dụng thuốc khi cho con bú.

Lời khuyên của thầy thuốc

Khi chữa bệnh ngắn ngày cho người mẹ, bác sĩ nên chọn phác đồ điều trị hợp lý, tương ứng với việc bú sữa của con. Nếu trường hợp bắt buộc phải tạm ngừng cho con bú, vẫn phải cần giữ vững quá trình lên sữa để sau khi người mẹ thôi đợt điều trị là trẻ có thể tiếp tục bú lại được ngay. Việc sử dụng thuốc với liều lượng cao của bất kỳ loại thuốc nào cũng cần thận trọng, nhất là các loại thuốc mới chưa được thử nghiệm lâm sàng kỹ càng thì nên tránh dùng. Đối với một số loại thuốc không cấm sử dụng đối với người mẹ cho con bú nhưng nếu dùng thì người mẹ nên uống thuốc khoảng 15 phút sau khi cho con bú hoặc từ 3 - 4 giờ trước lần cho bú tiếp theo; nếu thực hiện được như vậy thì nồng độ thuốc trong sữa mẹ sẽ rất thấp khi trẻ bú và ít gây ảnh hưởng cho trẻ.

Thuốc sử dụng thải qua sữa mẹ

Các nhà khoa học xác định khi sử dụng thuốc điều trị, người mẹ có thể thải lượng thuốc qua sữa do nhiều yếu tố có liên quan đến người mẹ, đến trẻ bú mẹ và sinh lý tuyến vú. Đối với người mẹ, việc thải thuốc qua sữa phụ thuộc liều lượng thuốc, số lần dùng thuốc trong ngày, đường dùng thuốc, thời gian bán thải của thuốc ở huyết tương người mẹ... Đối với trẻ bú mẹ, thuốc được thải qua sữa làm ảnh hưởng đến trẻ thường phụ thuộc vào số lượng sữa trẻ bú, giờ cho bú với thời điểm mẹ dùng thuốc và giờ lên sữa ở tuyến vú; đồng thời cũng có liên quan đến thời gian, khối lượng và khoảng cách giữa những đợt bú; khả năng hấp thu, chuyển hóa và thải trừ thuốc ở trẻ... Đối với sinh lý tuyến vú, thuốc thải qua sữa phụ thuộc vào lưu lượng máu ở vú, thời điểm lên sữa, độ pH của sữa...

Thực tế cho thấy, nhiều loại thuốc khi người mẹ sử dụng có thể tiết qua sữa nhưng do có nồng độ thấp ở sữa mẹ nên chưa đủ khả năng gây ra các phản ứng có hại cho trẻ bú. Thông thường những loại thuốc khi vào cơ thể đều được chuyển hóa qua gan và thải trừ qua thận; nếu người mẹ mắc bệnh suy gan hoặc suy thận thì thuốc sẽ có nồng độ rất cao ở trong máu và trong sữa mẹ. Vì vậy, cần chú ý đến những trường hợp này để phòng tránh gây ngộ độc khi cho trẻ bú sữa mẹ, đồng thời nên điều chỉnh liều dùng thuốc hợp lý cho người mẹ.

Các nhà khoa học đã ghi nhận được những loại thuốc người mẹ sử dụng có thể làm ảnh hưởng khi cho con bú sữa như: dùng thuốc ngủ, rượu, dẫn chất benzodiazepin... con có thể bị ức chế hệ thần kinh trung ương; dùng thuốc reserpin trẻ có thể bị ngạt mũi; dùng tetracyclin làm trẻ chậm lớn, vàng răng và hỏng răng; dùng thuốc tẩy nhóm anthraquinon làm tăng nhu động ruột, gây tiêu chảy cho trẻ; dùng muối iod chất đồng vị phóng xạ I131, thiouracil ảnh hưởng xấu đến tuyến giáp trạng của trẻ. Ngoài ra, nếu dùng các hợp chất Hg, Pb, As sẽ gây ngộ độc cho trẻ; dùng những chất chống chuyển hóa có thể làm cho trẻ gặp nhiều tai biến. Khi người mẹ cho con bú có thói quen uống rượu, hút thuốc lá, thuốc lào, thuốc phiện sẽ làm cho những chất độc hại ở trong đó có nồng độ cao ở trong sữa; vì vậy cần phải quan tâm đến việc giữ gìn sức khỏe cho con. Cũng cần thận trọng khi sử dụng thuốc gây methemoglobin.

Khi cần thiết sử dụng thuốc phải có chỉ định của bác sĩ

Khi cần thiết sử dụng thuốc phải có chỉ định của bác sĩ

 

Trong thời gian cho con bú, nếu người mẹ dùng các thuốc chống thụ thai chứa oestrogen, progesteron sẽ làm thay đổi biểu mô âm đạo của trẻ gái, vú to ra, cốt hóa nhanh ở xương. Các thuốc kháng sinh thuộc loại -lactam như penicilin, ampicilin, amoxicilin, cephalosporin... tuy ít thải qua sữa mẹ nhưng người mẹ cũng nên tránh dùng khi cơ địa dị ứng có tính chất gia đình hoặc khi trẻ bị đi tiêu lỏng. Dù sao lượng kháng sinh loại -lactam trong sữa mẹ ít nhưng cũng có thể gây kháng khuẩn ở trẻ, làm rối loạn tạp khuẩn ruột hoặc bị phản ứng mẫn cảm.

Thuốc cấm dùng và thuốc được dùng khi cho con bú

Các nhà khoa học khuyến cáo để bảo đảm an toàn cho trẻ khi bú mẹ, cấm các bà mẹ dùng một số loại thuốc khi cho con bú sữa vì có thể tạo nên những tai biến cho trẻ như thuốc tổng hợp kháng giáp trạng gây tai biến thiểu năng giáp trạng, bướu giáp; thuốc co-trimoxazol gây tai biến về máu; thuốc chống đông máu, kháng vitamin K gây tai biến chảy máu; thuốc chống ung thư và ức chế miễn dịch gây ức chế miễn dịch; thuốc lithium gây rối loạn thần kinh, nội tiết; thuốc chloramphenicol gây suy tủy; thuốc ức chế acid dạ dày cimetidin, ranitidin... làm giảm độ toan dạ dày, thay đổi hấp thu những thuốc qua ống tiêu hóa; thuốc glucocorticoid gây suy thượng thận; thuốc metronidazol và các nitro-imidazol khác gây chán ăn, nôn, rối loạn công thức máu; thuốc reserpin gây chảy sữa, ngủ lịm, phù nề mí mắt, chảy nước mũi.

Ngoài các loại thuốc được khuyến cáo cấm sử dụng đã nêu trên, người mẹ cho con bú có thể dùng một số thuốc điều trị nếu có chỉ định cần thiết nhưng cần phải theo dõi chặt chẽ nhằm phát hiện tai biến xảy ra ở trẻ bú sữa để ngừng ngay thuốc và xử trí kịp thời. Các loại thuốc người mẹ được dùng như: thuốc sulfamid có thể gây vàng da nhân não là vàng da sớm ở trẻ sơ sinh gây nguy hiểm; thuốc có dẫn chất benzodiazepin như; diazepam, oxazepam... gây ngủ gà, chậm tăng cân; thuốc phenytoin gây ngủ gà, nôn; thuốc carbamazepin gây ngủ gà; thuốc aspirin dùng dài ngày làm giảm tỉ lệ prothrombin, giảm dính kết tiểu cầu; thuốc phong bế  dùng dài ngày gây nhịp tim chậm, giảm huyết áp, giảm đường huyết; thuốc theophylin gây trạng thái hưng phấn, làm nhịp tim nhanh, khó ngủ, rối loạn tiêu hóa...

Trên thực tế, các nhà khoa học xác định có một số loại thuốc điều trị cấm sử dụng hẳn trong thời kỳ người mẹ cho con bú vì chúng có thể gây nên những phản ứng có hại hay tai biến không tốt cho con. Tuy vậy, khi người mẹ bị mắc một bệnh nào đó cần phải điều trị thì khi bác sĩ kê đơn thuốc hoặc nhân viên nhà thuốc, hiệu thuốc cấp bán thuốc cho người mẹ đang cho con bú cần có một phản xạ nghĩ ngay đến lượng thuốc dùng được thải qua sữa để cân nhắc. Trước những tai biến có thể xảy ra đối với với trẻ trong thời kỳ bú mẹ, cần phải thận trọng vấn đề dùng thuốc ở người mẹ. Trong trường hợp nếu cấm người mẹ sử dụng một loại thuốc nào đó đang khi cho con bú nhưng vì bị mắc bệnh cần phải dùng thuốc để điều trị bệnh thì cũng phải cho người mẹ dùng; thời gian này nên cho trẻ tạm ngừng bú mẹ và dùng nguồn sữa khác ở bên ngoài.

BS. NGUYỄN TRÂM ANH- Theo Báo Sức Khỏe& Đời Sống.


  Các Tin khác
  + Cân nặng chuẩn của thai nhi theo tuần (10/09/2017)
  + 8 lợi ích của trái ổi (25/02/2017)
  + Top những thực phẩm giàu chất xơ bà bầu nên biết (24/02/2017)
  + 9 mẹo tự nhiên trị khò khè cho bé yêu (17/02/2017)
  + 6 dưỡng chất cần thiết cho 3 giai đoạn cuộc đời người phụ nữ (17/02/2017)
  + Ăn chọn lọc - Một cách phòng, trị bệnh (08/02/2017)
  + Nên uống nước lúc nào để tốt cho cơ thể? (03/02/2017)
  + Thực phẩm giúp phòng, chống dị ứng (03/02/2017)
  + 5 thực phẩm giải độc và làm sạch phổi (27/12/2016)
  + Vai trò của axit folic với phụ nữ mang thai (25/11/2016)
  + Nôn và buồn nôn trong thai kỳ (25/11/2016)
  + Thực phẩm tăng cường miễn dịch (25/11/2016)
  + Chuẩn bị sức khỏe trước khi mang thai (22/11/2016)
  + Thực phẩm nên và không nên ăn để bảo vệ răng (18/11/2016)
  + Sắt đặc biệt quan trọng với trẻ - Vì sao? (16/11/2016)
  + Phòng tránh nhiễm khuẩn thai nhi: Bảo vệ bé ngay từ trong bụng mẹ (16/11/2016)
  + Những điều mẹ bầu cần làm giúp phát hiện sớm dị tật thai nhi do vi rút Zika (09/11/2016)
  + 10 điều cần làm để giảm rủi ro dị tật thai nhi (05/11/2016)
  + Các vấn đề về huyết áp ở phụ nữ có thai (05/11/2016)
  + Một số vi chất giúp trẻ phát triển hệ khung xương (05/11/2016)
Bottom

 OSAKA BIOTECH LIMITED
Representative office: Hoang Anh New Saigon, Ho Chi Minh City, Vietnam
Email: marketing@osakapharma.com