1. Óc lợn với lòng đỏ trứng gà
Hàm lượng cholesterol sẽ tăng cao nếu nấu chung óc lợn với lòng đỏ trứng gà. Điều này gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
2. Thịt lợn nấu chung với thịt bò
Theo Đông y, thịt bò có tính ôn còn thịt lợn có tình hàn. Vì vậy, hai loại thịt này kị nhau. Các giá trị dinh dưỡng cần thiết của cả hai loại thịt sẽ không còn nếu các mẹ dùng cả thịt lợn và thịt bò nấu chung trong một bát cháo của con.
Theo Đông y, thịt bò có tính ôn còn thịt lợn có tình hàn, vì vậy, hai loại thịt này kị nhau(Ảnh minh họa)
3. Thịt cùng đậu nành
Trong thịt và đậu nành đều chứa rất nhiều đạm, hàm lượng đạm sẽ tăng lên nên nếu nấu chung trong một bát cháo. Nếu mẹ không muốn bé bị ảnh hưởng đến tiêu hóa thì không nên cho bé ăn cháo thịt đậu nành.
4. Cà rốt với củ cải
Hàm lượng lượng vitamin C có trong củ cải sẽ bị các enzyme trong carrot phá hủy. Bởi thế, bé sẽ không thể hấp thụ hết lượng vitamin C, gây ảnh hửng xấu đến làn da của bé.
Khi kết hợp 2 loại thực phẩm này sẽ gây ảnh hửng xấu đến làn da của bé (Ảnh minh họa)
5. Thịt bò với lươn
Nếu mẹ nấu cháo lươn cho thêm cả thịt bò, sẽ dễ khiên cho bé bị rối loạn tiêu hóa bởi hai loại thực phẩm này khắc nhau.
6. Thịt gà với cá chép
Cũng là hai loại thực phẩm kị nhau, nếu nấu chung chúng trong một bát cháo, bé sẽ bị nổi mụn nhọt, đầy bụng.
7. Đỗ đen với thịt bò
Khi nấu cùng đỗ đen, chất sắt có trong thịt bò sẽ bị mất đi. Vì vậy, bé sẽ khó mà hấp thu được lượng sắt có trong thịt bò. Bên cạnh đó, ngay sau khi ăn thịt bò, mẹ cũng nên để khoảng 2 tiếng rồi mới cho bé ăn thêm chè đỗ đen nếu bé muốn.
8. Thịt bò cùng hải sản
Do chất phôt pho có trong thịt bò sẽ bị kết tủa với canxi có trong hải sản. Vì vậy mẹ không nên nấu cháo chung thịt bò và hải sản nếu không muốn cơ thể bé bị chậm hấp thu canxi.
Ngoài ra còn một số thực phẩm kị nhau không tốt cho sức khỏe của bé như:
- Chocolate với sữa
Chocolate chứa axit oxalic còn sữa lại chứa nhiều protein và canxi còn. Khi cho trẻ ăn hai thứ này trộn với nhau, axit oxalic sẽ kết hợp với canxi và tạo ra canxi oxalate không tan trong nước. Trẻ ăn phải có thể gây bệnh tiêu chảy, khô tóc hoặc các triệu chúng làm ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ nhỏ.
- Nước hoa quả chua kị sữa bò
Trong sữa bò chứa nhiều protein, trong đó 80% là các chất cazeine. Khi sữa bò pha lẫn hoặc uống cùng với nước trái cây chua sẽ làm cho chất cazeine kết dính, lắng đọng lại làm cho khó tiêu và rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ. Nếu trẻ uống lâu dài sẽ rất mắc bệnh khó thở, tím tái và có nguy cơ khiến bé tử vong. Chính vì thế, các mẹ tuyệt đối không nên cho trẻ uống hoa quả cùng với sữa bò.
Uống hoa quả cùng với sữa bò làm cho khó tiêu và rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ (Ảnh minh họa)
- Cải bó xôi và tôm
Trong cải bó xôi là những thực phẩm có chứa rất nhiều axit Phytic. Axit này sẽ liên kết với canxi trong cơ thể tạo thành muối. Kết quả là canxi chẳng được hấp thụ vào cơ thể bé mà thậm chí vì lý do sức khỏe, cơ thể trẻ sẽ còn “trục xuất” các hợp chất muối mới này dưới hình thức chất thải.
Mật ong là một trong những loại thưc phẩm tự nhiên rất tốt cho sức khỏe của trẻ nhỏ và còn điều trị được nhiều căn bệnh khác. Mật ong có hàm lượng vitamin, enzyme, và khoáng chất phong phú. Khi uống mật ông chung với nước ấm có thể tăng cường sức đề kháng cho trẻ rất tốt. Nhưng các mẹ nên nhớ nếu pha mật ong với nước đun sôi lại không hề tốt cho sức khỏe của trẻ.- Mật ong kị nước đun sôi
- Khoai tây/ khoai lang kị cà chua
Trong cà chua có chứa nhiều chất toan, khoai lang và khoai tây là những thực phẩm no lâu, khi ăn các thực phẩm này cùng với nhau sẽ khiến dạ dày của trẻ khó tiêu hóa. Cà chua xào nấu cùng khoai lang hoặc khoai tây rất nguy hại cho sức khỏe của trẻ, chính vì vậy các bà mẹ nên lưu ý không nên cho trẻ ăn khoai tây/khoai lang cùng với cà chua.
- Gan động vật với cà rốt, rau cần
Tuyệt đối không dùng cà rốt, rau cần xào nấu chung với gan động vật hoặc ăn loại rau, củ này sau khi đã ăn gan động vật. Lý do là trong gan động vật, hàm lượng đồng, sắt và một số nguyên tố kim loại khác khá cao. Các ion kim loại rất dễ làm cho vitamin C có trong loại rau, củ, quả này bị ôxy hóa và mất hết công hiệu. Ngoài ra loại rau, củ, quả này chứa nhiều chất cellulose và acid oxalic ảnh hưởng tới sự hấp thụ sắt trong cơ thể của trẻ.
Khi chọn nguyên liệu nấu cháo cho bé, các mẹ cần lưu ý và tránh chọn phải những cặp thực phẩm khiến con ăn hoài không lớn.