Tổn thương đường ruột
Gluten rất quan trọng trong việc làm bánh mỳ, vì giúp bột dẻo và dễ tạo hình hơn. Tuy nhiên, chất này lại có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe như gây đầy hơi, tổn thưởng đường ruột hay tạo cảm giác thèm ăn liên tục. Điều này dẫn tới nguy cơ béo phì.
"Kẻ thù" của tim mạch
Ăn quá nhiều bánh mì có thể làm tăng cao lượng cholesterol LDL lên đến 60% trong khoảng thời gian 12 tuần. Điều đáng nói ở đây, cholesterol LDL được chứng minh thường gây ra các chứng bệnh về tim mạch. Vì vậy, để có trái tim khỏe mạnh, teen nên hạn chế ăn bánh mỳ nhé!
"Ngon, rẻ, nhưng không bổ"
Bánh mỳ phù hợp với teen vì tiêu chí tiện dụng, rẻ, ngon. Tuy nhiên, chúng hầu như không có giá trị dinh dưỡng. Đáng chú ý hơn, chúng còn ảnh hưởng tới việc cơ thể hấp thu chất dinh dưỡng như sắt, kẽm, canxi… từ các thực phẩm khác vì chứa nhiều a-xít phytic.
Quá mặn
Hầu hết các loại bánh mỳ đều có chứa khá nhiều muối. Đó là lý do teen hay thấy khát nước hoặc khô miệng sau khi ăn bánh mỳ. Hơn nữa, tiêu thụ lượng muối quá nhiều dẫn tới nhiều nguy cơ sức khỏe như hại thận, tăng khả năng béo phì.
Gây rụng tóc
Nghiên cứu tại Mỹ đã chứng minh, việc ăn nhiều tinh bột lúa mỳ sẽ gây ảnh hưởng và tác động đến da, dẫn đến tình trạng rụng tóc. Thử nghiệm thực nghiệm trên những bệnh nhân mắc chứng rụng tóc cho thấy, khi họ giảm lượng bánh mỳ trong thực đơn hàng ngày, triệu chứng tóc rụng đã giảm đáng kể.
Theo SK&ĐS
|