1. Trước tiên, tạo một danh sách những công việc cần làm. Lưu ý phân bổ phù hợp việc cho từng lứa tuổi và bất kỳ thành viên nào cũng có ít nhất một hai việc để làm. Điều này sẽ nói với con bạn rằng chúng là một thành viên bình đẳng và cần có một trách nhiệm tương xứng với độ tuổi.
2. Bảng danh sách việc nhà ít nhất nên có ba cột. Cột đầu tiên là mô tả, cột kế là thời hạn và cột cuối cùng để đánh dấu những việc đã thực hiện xong.
3. Cha mẹ cần làm gương cho con cái khi đánh dấu vào ô đã thực hiện những công việc của mình và khích lệ khi chúng hoàn thành phần việc của mình. Mỗi gia đình có thể có hai bảng công việc, một cho những việc hàng tuần và một cho hàng ngày.
4. Để bắt đầu bài học dạy con làm việc nhà, cha mẹ càng cụ thể công việc càng tốt. Thay vì nói “làm sạch phòng của con” thì hãy cụ thể nó ra rằng: Xếp và bỏ quần áo của con vào tủ. Xếp sách vào kệ và cho hết đồ chơi vào thùng!
5. Làm mẫu cho trẻ biết các bước cần thiết cho một việc nào đó và nhờ trẻ giúp đỡ. Bước tiếp theo là để trẻ tự làm dưới sự giám sát của bạn. Sau đó, hãy khuyến khích để con sẵn sàng, chủ động nếu bạn có vắng nhà.
Và những sai lầm cần tránh là gì:
Đòi hỏi sự hoàn hảo sẽ khiến nhiền bậc cha mẹ không thể ngồi yên quan sát con mình làm mà cứ muốn… nhảy vào làm giúp.
1. Không nhấn mạnh vào sự hoàn hảo. Không ai là hoàn hảo cũng như không ai có thể làm một việc nào đó hoàn hảo ngay trong lần đầu tiên. Hãy để con cái chúng ta tiếp cận với việc nhà trong một tinh thần thoải mái nhất.
2. Đòi hỏi sự hoàn hảo sẽ khiến nhiền bậc cha mẹ không thể ngồi yên quan sát con mình làm mà cứ muốn… nhảy vào làm giúp. Hãy hết sức kiềm chế và chấp nhận một cái bàn hoặc sàn nhà không được lau sạch như bạn mong đợi vài lần để chờ được một kết quả đẹp hơn trong những lần sau.
3. Đừng trì hoãn dạy con làm việc nhà. Bạn có thể nghĩ rằng con bạn còn quá nhỏ, nhưng chúng có thể có nhiều khả năng hơn bạn nghĩ đấy.
4. Đừng tiết kiệm lời khen. Bạn có thể khen khi chúng hoàn thành công việc nhưng khen ngợi cả khi chúng đang trong quá trình thực hiện cũng không hề thừa. Lời khen là một động lực tích cực, đặc biệt là với trẻ em.
5. Và cuối cùng, đừng bao giờ thưởng tiền hay trả công bằng tiền cho nhữngviệc nhà mà con bạn làm. Hãy để con bạn hiểu rằng, làm việc nhà vì giá trị của chính bản thân chúng và ý thức chia sẻ với người thân chứ không phải vì tiền.
Theo SK&ĐS
|