Trẻ con không hề giống nhau, ngay từ khi mới sinh chúng đã sở hữu những tính cách riêng, tính cách sẽ ảnh hưởng tới những hành vi và phản ứng khác nhau của trẻ trong cùng một tình huống. Tính khí bẩm sinh và môi trường nuôi dưỡng của cha mẹ sẽ tạo nên nhân cách của một đứa trẻ khi lớn lên.
Mary Sheedy Kurcinka, tác giả cuốn sách về tính khí nổi tiếng Raising your spirited child (Tạm dịch: Nuôi dưỡng một em bé tinh thần mạnh) viết: "Tính khí là có thật. Nó ở bên trong mỗi con người. Nó không phải là khủng hoảng tuổi lên 2, 6 hay 13. Nó sẽ không bao giờ biến mất. Con bạn không phải là người tự chọn tính khí của bé và bạn cũng vậy, nhưng hiểu rõ về tính khí của trẻ sẽ giúp bạn dự đoán được những hành vi đầu tiên và bản năng nhất của con và có kế hoạch để thành công".
Theo các nghiên cứu tâm lý học nước ngoài, trẻ em sinh ra đã có những tính khí riêng biệt và họ đã chia tính cách trẻ em thành 3 loại thường gặp : Dễ chịu - Trung lập - Khó chiều.
Một em bé dễ chịu là một em bé thiên thần. Bé có thể tự ngủ từ khi mới sinh ra, bé ăn xong rồi ngủ mà không mấy khi quấy khóc hay khó chịu. Bé dễ ăn và ăn tốt, bé hầu như không quấy khóc hay
Một em bé trung lập là một em bé được miêu tả y hệt trong các sách giáo khoa về
Một em bé khó chiều thường là một em bé nhiều năng lượng, tinh thần mạnh mẽ, cứng đầu. Bé là một thử thách thực sự lớn đối với cha mẹ bởi bé có cường độ cảm xúc mạnh hơn, kiên trì hơn, nhạy cảm hơn, dễ xao nhãng hơn và khó thích nghi với thay đổi hơn những em bé khác....
Để biết con của bạn thuộc kiểu tính khí nào, các nhà khoa học đã đưa ra biểu đồ chấm điểm tính khí dựa trên 9 đặc điểm: Cường độ cảm xúc - Sự kiên trì - Độ nhạy cảm - Sự tập trung - Khả năng thích nghi - Năng lượng - Phản ứng đầu tiên - Tính kỉ luật và Tâm trạng.
Hãy thử xem bảng dưới đây và chấm xem con bạn là một em bé có tính cách như thế nào nhé!
1. Cường độ cảm xúc
Nếu bạn chấm điểm 4 hoặc 5, tức là con bạn là một em bé xúc cảm mạnh, con sẽ dễ dàng hưng phấn, tức giận và phản ứng mạnh với nhiều thứ, đó là lí do tại sao bạn thấy con dễ cáu giận khi không làm được việc gì đó hay ăn vạ dữ dội dù bạn đã thử rèn con vào kỉ luật theo các cách thông thường.
2. Sự kiên trì
Trẻ kiên trì luôn trung thành với nhiệm vụ của mình. Nếu con muốn thứ gì đó, con sẽ liên tục đi ra đi vào cho đến khi có được nó. Nếu bạn chấm cho con điểm 4 hoặc 5 thì giờ bạn đã hiểu vì sao con
3. Sự nhạy cảm
Sự nhạy cảm nói đến ở đây hầu như không liên quan đến cảm xúc mà là sự nhạy cảm của 5 giác quan (kể cả dị ứng thời tiết, dị ứng thức ăn). Nếu con bạn đạt 4 hoặc 5 điểm thì bé có thể nhìn thấy, nghe thấy và ngửi thấy thứ mà những người khác có thể đã không cảm nhận được. Sự nhạy cảm trong một vài trường hợp cũng là nguyên nhân cho những hành vi tự nhiên cáu giận của trẻ, khi trẻ cảm nhận được sự kích ứng quá rõ ràng và điều đó vượt quá sức chịu đựng của con (ví dụ không chịu được tiếng ồn, tiếng ồn làm bé mệt mỏi ...)
4. Độ tập trung
Nếu con bạn được 4 hoặc 5 điểm ở mục này bạn sẽ thấy đây vừa là điểm yếu và điểm mạnh của con. Con có thể nhìn hoặc chỉ rõ những chi tiết nhỏ nhất mà người khác thường bỏ qua và khiến bố mẹ ồ lên thích thú đồng thời cũng có thể làm bạn phát điên vì chẳng chịu ngồi yên nghe đọc truyện hay nhờ việc gì cũng chỉ làm nửa chừng là quên. Khó khăn của một em bé hay xao lãng là sàng lọc ra đâu là thông tin quan trọng nhất mà bé cần nắm bắt để hoàn thành nhiệm vụ.
5. Khả năng thích nghi
Sự thích nghi ở đây không chỉ là cách bé phản ứng khi chuyển đổi từ một môi trường quen thuộc tới một môi trường mới, mà còn bao hàm rất nhiều sự kiện trong cuộc sống hàng ngày của bé. Từ việc rất nhỏ như đang tắm thì dừng lại và đi vào thay quần áo, đến việc lớn hơn như chuyển từ tay bố mẹ sang tay cô giáo khi đi học cũng sẽ cho biết con bạn là một em bé thích nghi nhanh hay chậm. Những em bé đạt điểm 4 hoặc 5 là những em bé chậm chấp nhận chuyển đổi, ghét sự bất ngờ và thường cáu gắt, "giở chứng" khi cha mẹ đột ngột bắt các em dừng hoặc đổi từ hoạt động này sang hoạt động kia mà không hề báo trước.
6. Tính kỉ luật (trong nếp sinh hoạt)
Những em bé kém nề nếp từ khi mới sinh không cố ý làm phiền lòng cha mẹ do cơ thể không dễ dàng đi vào nếp. Nếu bạn chấm 4 hoặc 5 điểm, bạn có thể sẽ phải cố gắng nhiều hơn để thiếp lập một nếp sinh hoạt đều đặn cho con của bạn. Con có thể sẽ không đói vào lúc bạn muốn con ăn tối mà lại đòi ăn sau đó 1 tiếng. Nguyên nhân có thể là do tính khí của con chứ không phải vì con không tôn trọng bạn. Khi hiểu được điều đó thì bạn sẽ thấy dễ dàng hơn trong việc tìm ra giải pháp chấp nhận được cho cả 2 bên.
7. Năng lượng
Nếu con bạn được 4 hoặc 5 ở mục này thì bạn cần hiểu rằng con luôn có nhu cầu là cần phải di chuyển. Đó là lí do con cảm thấy khó chịu, bực bội khi phải ngồi một chỗ, con không ngoan khi ngồi trên xe hay trên máy bay. Dựa vào thông tin này, bạn có thể dự đoán thời điểm bé cần hoạt động tay chân để lên kế hoạch tránh khỏi một cơn giở chứng chỉ vì con bạn không được tạo điều kiện giải phóng năng lượng.
8. Phản ứng đầu tiên
Nếu như bạn chấm 4 hoặc 5 điểm trong phần này thì bạn hãy hiểu rằng phản ứng tiêu cực đầu tiên, sự nhút nhát, bất hợp tác của con vào lần đầu tiên khi được giới thiệu với bất cứ điều gì mới là một đặc điểm bẩm sinh. Điều quan trọng là bạn nhận ra được đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể con để không thúc ép con và động viên con thử lại lần sau.
9. Tâm trạng
Nếu con bạn đạt 4 hoặc 5 điểm thì giờ bạn đã hiểu được tại sao con bạn có xu hướng cáu kỉnh hơn, suy nghĩ trầm trọng hơn, khóc nhiều hơn, và hay than phiền không phải vì con cố tỏ ra thô lỗ hay làm bố mẹ buồn, chỉ đơn giản là tâm sinh lý của con suy nghĩ như vậy. Hãy giúp con nhìn thấy điểm tích cực ở mọi việc và dạy con cách cư xử lịch sự.
Giờ hãy tổng kết lại xem bạn chấm cho con mình bao nhiêu điểm nhé:
Chúng ta đã nghe và biết nhiều về cách cha mẹ nuôi dạy con ảnh hưởng đến cách xử và hành vi của một đứa trẻ như thế nào, nhưng lý thuyết dựa vào hiểu biết về tính khí bẩm sinh của trẻ để tìm ra cách tiếp cận và uốn nắn phù hợp thì còn khá mới mẻ đối với cha mẹ Việt. Thông qua bài viết này, hi vọng các bố mẹ sẽ hiểu thêm vì sao con của mình lại hành động, cư xử như thế này, thế kia trong nhiều trường hợp để hiểu, thông cảm hơn với con cũng như giúp đỡ con giải quyết các tình huống suôn sẻ và học cách cư xử lịch thiệp.
* Trong bài viết có sử dụng các kiến thức trong cuốn sách “Raising your spirited child” (Nuôi dưỡng một em bé tinh thần mạnh) của tác giá Mary Sheedy Kurcinka.
Theo SK& ĐS.
|