Thuoc bo


 
 

Facebook twitter Email
 
 
 

Tin tức mới
Cân nặng chuẩn của thai nhi theo tuần Cân nặng chuẩn của thai nhi theo tuần
Top 5 nhóm trái cây bà bầu nên ăn mỗi ngày để chống rạn da từ bên trong Top 5 nhóm trái cây bà bầu nên ăn mỗi ngày để chống rạn da từ bên trong
4 cặp thực phẩm nấu cùng nhau giúp bé khỏe, lớn nhanh 4 cặp thực phẩm nấu cùng nhau giúp bé khỏe, lớn nhanh
6 loại thực phẩm giải nhiệt cho cơ thể 6 loại thực phẩm giải nhiệt cho cơ thể
Thực phẩm tốt ăn sai giờ cũng gây hại Thực phẩm tốt ăn sai giờ cũng gây hại
4 cách giúp chân khỏe, đẹp hơn 4 cách giúp chân khỏe, đẹp hơn
Món ăn cho người bị động thai Món ăn cho người bị động thai
 
DANH MỤC SẢN PHẨM
FERCALPRO Tablet - Viên bổ sung calcium hữu cơ và khoáng chất tạo hệ xương khỏe mạnh tự nhiên.

FERCALPRO Tablet - Viên bổ sung calcium hữu cơ và khoáng chất tạo hệ xương khỏe mạnh tự nhiên.

MOXIO PLUS - Viên bổ máu- tăng sức đề kháng- ngăn ngừa nám da khi mang thai

MOXIO PLUS - Viên bổ máu- tăng sức đề kháng- ngăn ngừa nám da khi mang thai

VITAFACT PREGNANCY- viên bổ đa lượng toàn diện cho bà bầu ngừa ốm nghén - dự phòng khuyết tật thai

VITAFACT PREGNANCY- viên bổ đa lượng toàn diện cho bà bầu ngừa ốm nghén - dự phòng khuyết tật thai

SI RÔ CHO TRẺ BIẾNG ĂN, PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN- NUPROHEM

SI RÔ CHO TRẺ BIẾNG ĂN, PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN- NUPROHEM

OLIGOKARE FORTE- Viên bổ tinh trùng, nâng cao chất lượng và số lượng tinh trùng.

OLIGOKARE FORTE- Viên bổ tinh trùng, nâng cao chất lượng và số lượng tinh trùng.

OVUMCARE FORTE-Viên bổ trứng, liệu pháp mới trong điều trị hiếm muộn ở phụ nữ

OVUMCARE FORTE-Viên bổ trứng, liệu pháp mới trong điều trị hiếm muộn ở phụ nữ

OSALACTO- GIẢI PHÁP CÂN BẰNG HỆ VI SINH Ở ĐƯỜNG TIÊU HÓA

OSALACTO- GIẢI PHÁP CÂN BẰNG HỆ VI SINH Ở ĐƯỜNG TIÊU HÓA

MIRAVIT PREGNANCY- VIÊN BỔ ĐA LƯỢNG CHO BÀ BẦU

MIRAVIT PREGNANCY- VIÊN BỔ ĐA LƯỢNG CHO BÀ BẦU

HELIOT SI RÔ CHỐNG BIẾNG ĂN

HELIOT SI RÔ CHỐNG BIẾNG ĂN

GROWFAST-SI RÔ BỔ MÁU

GROWFAST-SI RÔ BỔ MÁU

RUTIBA DROP- GIẢI PHÁP CHỐNG - CÒI XƯƠNG Ở TRẺ EM - DO THIẾU VITAMIN D

RUTIBA DROP- GIẢI PHÁP CHỐNG - CÒI XƯƠNG Ở TRẺ EM - DO THIẾU VITAMIN D

WOMANCAPS-VIÊN BỔ MÁU, TĂNG SỨC ĐỀ KHÁNG

WOMANCAPS-VIÊN BỔ MÁU, TĂNG SỨC ĐỀ KHÁNG

LYSICALFER HỖN DỊCH CHỐNG CÒI XƯƠNG

LYSICALFER HỖN DỊCH CHỐNG CÒI XƯƠNG

MEOTEPZIN PLUS-SI RÔ TIÊU HÓA

MEOTEPZIN PLUS-SI RÔ TIÊU HÓA

DAY BY DAY FOR BABY

DAY BY DAY FOR BABY

Liên hệ với chúng tôi
 thuoc bo   Email: marketing@osakapharma.com
 thuoc bo  Hotline: 096.308.5682 hoặc 090.697.8589
Connect with us on
Youtube facebook Twitter in
 
Tư vấn trực tuyến
Bán Hàng tại TPHCM
tu van online
Bán hàng tại Hà Nội
tu van online
Đối tác
doi tac doi tac
Thống kê truy cập
onlineOnline: 1
tong Tổng: 3856717

Home > TIN TỨC >

Hạn chế tác dụng phụ khi dùng thuốc cho trẻ

Hạn chế tác dụng phụ khi dùng thuốc cho trẻ , OSAKA BIOTECH LIMITED

 Ở trẻ em, về cơ thể học và sinh lý học chức năng cơ quan khác người lớn hay trẻ trưởng thành, tác dụng phụ và biến chứng do dùng thuốc có thể ảnh hưởng đến tính mạng hoặc di chứng cơ quan nặng nề cho trẻ, nhất là trẻ nhỏ, do đó dùng thuốc phải thận trọng.

Đặc điểm cơ thể trẻ

Trẻ em là một cơ thể đang lớn và phát triển, chức năng gan, thận của trẻ chưa hoàn thiện, do đó khả năng chuyển hóa, tích lũy, đào thải kém dễ dẫn đến ngộ độc thuốc.

Thuốc vào cơ thể được gắn với protein để vận chuyển đến nơi cần phát huy tác dụng. Ở trẻ em, khả năng gắn thuốc với protein còn kém và có sự cạnh tranh giữa các thuốc đồng thời cạnh tranh với bilirubin tự do dẫn đến một số thuốc không gắn được với protein, dễ gây ngộ độc thuốc và tăng bilirubin tự do trong máu gây tình trạng vàng da ở trẻ. Ở trẻ em, lượng nước toàn phần và sự phân bố nước ở trong và ngoài tế bào thay đổi theo lứa tuổi, do đó sự phân bố khối lượng thuốc cũng rất khác nhau ở từng lứa tuổi.

Hạn chế tác dụng phụ khi dùng thuốc cho trẻ

Một trường hợp trẻ bị ngộ độc thuốc.

 

Não của trẻ em có nhiều nước, nhiều mạch máu và chức năng hệ thần kinh chưa hoàn chỉnh nên dễ có tình trạng phản ứng thuốc.

Các đường dùng thuốc ở trẻ nhỏ

Đường uống: Ở trẻ nhỏ, ta thường dùng thuốc nước, thuốc bột. Các loại thuốc viên hay nang khó uống hơn. Dạng sirô thì không để được lâu.

Không nên ép trẻ nhỏ khi không chịu uống thuốc, vì có thể bị sặc vào đường hô hấp nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Vì vậy, khi cho trẻ uống thuốc phải dỗ dành. Ở trẻ lớn hơn thì tốc độ hấp thu thuốc sẽ giảm theo thứ tự sau: dung dịch, huyền phù, viên nén. Nhu động ruột trẻ nhỏ tăng hơn trẻ lớn nên tốc độ di chuyển thuốc trong ống tiêu hóa nhanh hơn.

Đường tiêm: Tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch, tiêm dưới da dùng trong trường hợp bệnh nặng hay nôn mửa, hôn mê. Đường tiêm thường gây đau và phản ứng thuốc nhiều hơn.

Đường tủy sống: Thường dùng trong trường hợp viêm màng não ở trẻ sơ sinh. Đường dùng này hay có biến chứng. Không dùng penicillin tiêm tủy sống cho trẻ nhỏ.

Đường hậu môn: Đoạn cuối của ruột già và trực tràng là nơi có thể hấp thu thuốc. Thường dùng đường này khi trẻ hôn mê, co giật, nôn mửa hay thuốc bị hủy do dịch tiêu hóa. Nhược điểm là sự hấp thu thuốc không hằng định, một số thuốc có thể gây kích thích tại chỗ cho trực tràng.

Và lưu ý khi dùng

Vì ở trẻ em, về cơ thể học và sinh lý học chức năng cơ quan khác người lớn hay trẻ trưởng thành, do đó dùng thuốc phải thận trọng, vì tác dụng phụ và biến chứng do dùng thuốc có thể ảnh hưởng đến tính mạng hoặc di chứng cơ quan nặng nề cho trẻ, nhất là trẻ nhỏ. Bộ Y tế nước ta quy định một số thuốc thông thường như aspirin, levamisol… không được dùng ở trẻ em, vì aspirin gây hội chứng Reye, levamisol gây biến chứng thần kinh.

Khi dùng thuốc cho trẻ em, người thầy thuốc phải chú ý: ghi rõ tên thuốc; liều lượng đường dùng (uống, tiêm…); số lần dùng trong ngày; thời gian dùng; không nên ghi đơn theo viên, ống mà phải ghi theo đơn vị, gam. miligam... hoặc đậm độ dung dịch, ví dụ adrenalin 0,1% thì phải ghi cụ thể số mililit. Ngoài ra, trong khi ghi tên thuốc thương mại, phải biết rõ tên gốc chính của nó. Ví dụ: tifomycin (chloramphenicol), bevitin (vitamin B1)...

Trong khi điều trị cần phải theo dõi các phản ứng gây ra do thuốc, bao gồm: phản ứng do quá liều (lượng thuốc dùng gần bằng liều lượng độc tính) và phản ứng phụ (khi dùng thuốc với liều lượng thông thường). Ngoài ra, cần theo dõi phản ứng của trẻ tùy theo giai đoạn tăng trưởng:

Giai đoạn bào thai: một số thuốc người mẹ dùng có thể gây dị tật bẩm sinh như thalidomid gây dị tật tay chân hải cẩu, testosteron gây nam hóa bào thai nữ.

Giai đoạn thai nhi: các thuốc iod phóng xạ, thiouracil dùng cho mẹ có thể gây bướu giáp ở trẻ lúc sinh. Các thuốc trị ung thư gây dị tật bẩm sinh, ức chế tăng trưởng. Lúc sắp sinh, các thuốc giảm đau, thuốc gây mê, thuốc an thần, thuốc hạ huyết áp, thuốc giãn cơ... có thể gây ức chế hô hấp ở trẻ sơ sinh.

Giai đoạn sơ sinh: Chloramphenicol gây hội chứng xám. Sulfamid dễ gây tích tụ bilirubin gián tiếp tại nhân xám não bộ. Vitamin K tổng hợp có thể gây tan máu.

Giai đoạn trẻ nhỏ: Các loại thuốc á phiện, morphin và các dẫn xuất, gây ức chế hô hấp nên không được dùng cho trẻ dưới 3 tuổi.

Phenothiazin gây ra các dấu hiệu thần kinh ngoại tháp.

Vitamin A, D liều cao, quinolon thế hệ 2 có thể gây tăng áp lực sọ não.

Tóm lại, dù dùng thuốc gì, đường nào thì đối với trẻ nhỏ phải hết sức thận trọng, cân nhắc kỹ lưỡng để hạn chế tối đa các tác dụng không mong muốn do thuốc gây ra cũng như các biến chứng nguy hiểm trẻ có thể gặp phải khi dùng thuốc.

BS. NGÔ VĂN TUẤN- Theo SK&ĐS


  Các Tin khác
  + Top 5 nhóm trái cây bà bầu nên ăn mỗi ngày để chống rạn da từ bên trong (30/05/2017)
  + 4 cặp thực phẩm nấu cùng nhau giúp bé khỏe, lớn nhanh (10/05/2017)
  + 6 loại thực phẩm giải nhiệt cho cơ thể (25/04/2017)
  + Thực phẩm tốt ăn sai giờ cũng gây hại (29/03/2017)
  + 4 cách giúp chân khỏe, đẹp hơn (20/03/2017)
  + Món ăn cho người bị động thai (13/03/2017)
  + 15 thực phẩm tốt cho sức khỏe của thận (04/03/2017)
  + Nhận diện bệnh qua triệu chứng đau bụng (03/03/2017)
  + Khi nào không nên thụ thai? (28/02/2017)
  + Những vitamin trong thực phẩm tốt nhất cho phổi (27/02/2017)
  + Dinh dưỡng cho bà bầu: Cần đủ và đúng (22/12/2016)
  + Giúp bạn thêm kiến thức để mang thai và sinh nở an toàn (14/12/2016)
  + 6 loại rau củ cải thiện tình trạng thiếu máu cho phụ nữ mang thai (09/11/2016)
  + Những loại rau xanh nhiều canxi hơn sữa (21/10/2016)
  + Những điều cần biết về quá trình thụ thai (19/10/2016)
  + 7 thực phẩm ngăn ngừa rụng tóc hiệu quả (17/09/2016)
  + CẤP CỨU DỊ VẬT ĐƯỜNG THỞ VỚI TRẺ DƯỚI 2 TUỔI (18/08/2016)
  + Nước ối bất thường: Cẩn thận không nguy! (16/08/2016)
  + Sự thật đằng sau mức cân nặng của bà bầu (28/07/2016)
  + Hướng dẫn mẹ bầu cách tự tính chỉ số cân nặng thai nhi (24/06/2016)
Bottom

 OSAKA BIOTECH LIMITED
Representative office: Hoang Anh New Saigon, Ho Chi Minh City, Vietnam
Email: marketing@osakapharma.com