Thai nhi tạo ra nước ối thông qua da trong giai đoạn sớm của thai kỳ và chấm dứt vào tuần thai thứ 20-28 khi chất gây xuất hiện. Ở tuần thứ 22, khí-phế-phản thai nhi tham gia tạo nước ối bằng cách thẩm thấu huyết tương qua niêm mạc hô hấp. Và từ tuần thứ 16 trong thai kỳ, bé bài tiết nước tiểu vào buồng ối để tạo thành nước ối.
Màng ối bao phủ cũng tiết ra nước ối.
Máu mẹ thông qua sự trao đổi với màng ối cũng tham gia tạo thành nước ối.
Nước ối được tạo ra sẽ được tái hấp thu thông qua hệ tiêu hóa, da, dây rốn và màng ối của thai nhi để làm mới.
Vai trò của nước ối
Nước ối có chức năng nuôi dưỡng phôi thai. Khi thai nhi lớn và tiếp nhận dinh dưỡng qua nhau thai đã hình thành thì nước ối trở thành dưỡng chất giúp duy trì sự sống cũng như phát triển của thai nhi.
Nước ối là môi trường sống của thai nhi.
Khi được 34 tuần tuổi, thai nhi cần hấp thu khoảng 300-500ml nước ối mỗi ngày. Lượng nước ối này tạo ra phân su và cân bằng dịch trong cơ thể cho bé.
Đặc biệt nước ối tồn tại như màng bảo vệ để tránh cho thai nhi những sang chấn, va chạm và vô trùng.
Nước ối cũng giúp bé xoay ngôi thai tiện lợi hơn, thúc đẩy quá trình xóa mờ tử cung diễn ra nhanh chóng hơn. Và cuối cùng giúp cho thai nhi ra ngoài dễ dàng hơn khi bôi trơn đường sinh.
Đặc điểm của nước ối
Thể tích nước ối tăng từ 50ml đến 1000ml ở tuần thai 38 và giảm xuống khoảng 600-800ml khi mẹ sinh con.
Nước ối ban đầu có màu trắng trong. Khi thai nhi lớn dần thì chúng có màu trắng đục do có lẫn chất gây trên da bé. Vào cuối thai kỳ thì nước ối có màu giống như màu nước vo gạo.
Bệnh lý của nước ối
Những bất thường của nước ối thể hiện qua thể tích và màu sắc của chúng. Nếu nước ối bất thường thì sức khỏe thai nhi cũng bị ảnh hưởng.
Bất thường về thể tích
- Đa ối
Đa ối là dấu hiệu cho thấy thai nhi có thể có những những vấn để nguy hiểm.
Nước ối nếu trên 2.000ml thì gọi là đa ối. Các trường hợp mẹ bầu đa ối thường là do mang đa thai hay có những bất thường trong thần kinh trung ương của trẻ như: thai vô sọ, não úng thủy, cột sống chẻ đôi… Một số các bệnh lý màng ối hay nhau hoặc mẹ bị tiểu đường cũng có thể gây ra đa ối.
Đa ối nếu do dị tật thai nhi gây ra thì là trường hợp rất xấu. Nếu thai nhi bình thường thì đa ối có thể khiến cho thai nhi bị nhau thai quấn cổ, ngôi thai bất thường. Đồng thời mẹ cũng sẽ khó thở, nặng nề, dễ sinh non, sinh con tử vong và mẹ bị băng huyết sau sinh.
- Thiếu ối hay ít ối, vô ối
Nếu thể tích nước ối dưới 200ml thì mẹ bị ít ối. Nếu thai nhi có bất thường trong hệ tiêu hóa, hệ tiết niệu hay mẹ bị suy dinh dưỡng, thai quá ngày sanh hay vỡ ối sớm… thì gặp trường hợp này.
Nếu thiếu ối xảy ra từ tam cá nguyệt thứ 2 thì ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của thai nhi. Các biến chứng có thể sinh ra như: trật khớp háng bẩm sinh, xơ cứng các khớp, chân tay khèo do ít cử động, suy hô hấp… Mẹ thiếu nước ối có thể khó sinh do ngôi thai bất thường. Vỡ ối sớm còn gây ra nhiễm trùng khi mẹ chuyển dạ, ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và bé.
Việc xác định mức ối cần được tiến hành tại các bệnh viện có đầy đủ trang thiết bị kỹ thuật để đo được chính xác mức ối trong cả bốn ngăn ối của buồng ối.
Bất thường về màu sắc
- Nước ối có màu vàng xanh: Đây có thể là dấu hiệu thai nhi bị tán huyết hoặc thai nhi chậm phát triển.
- Nước ối dơ hay có màu xanh rêu sệt hoặc lẫn phân su của bé: Thai nhi bị suy yếu và có nguy cơ tử vong.
Mẹ nên thăm khám thường xuyên để kiểm soát tình hình sức khỏe trong thai kỳ.
- Nước ối xanh đục như lẫn mũ, mùi hôi: Ối bị nhiễm trùng và thai nhi có nguy cơ bị nhiễm trùng cao.
- Nước ối có màu đỏ nâu: Thai nhi đã bị chết lưu.
Màu sắc nước ối có thể được xác định qua soi ối. Với những mẹ bị vỡ ối thì có thể nhìn thấy màu sắc này rõ ràng ở bên ngoài.
Như vậy, nước ối đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của thai nhi. Những bất thường về nước ối có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé. Mẹ bầu nên lưu ý thăm khám thường xuyên nhé!
|