Dấu hiệu nhận biết….
Theo nghiên cứu của các nhà dinh dưỡng giành cho trẻ em thì trẻ có nhiều hơn 1 trong những nguy cơ sau là dấu hiệu trẻ biếng ăn: Ăn kéo dài quá 30 phút; Cân nặng thấp hơn so với chuẩn; Quấy khóc, giả vờ nôn ói, che miệng, ngậm thức ăn... khi ăn; Số bữa ăn và lượng ăn ít hơn các bé cùng độ tuổi; Chỉ ăn 1 vài loại thức ăn.
Trong khi đó, nhiều ông bố bà mẹ lại cho rằng con của họ ăn ít hơn, gầy hơn con nhà hàng xóm, con của đồng nghiệp…(nói chung, con hàng xóm, con đồng nghiệp chính là thước đo chuẩn ); Ngậm cơm, không chịu nuốt; Muốn con ăn thì phải nịnh, phải dọa hay treo giải thưởng (ăn một bát thưởng 1 gói bim bim) là dấu hiệu của trẻ biếng ăn.
Như vậy có thể thấy với cha mẹ, việc xác định trẻ biếng ăn hay không dựa trên “cảm tính” rất nhiều, thông thường chỉ cần gặp khó khăn trong việc cho trẻ ăn hay trẻ ăn không như ý mình là bố mẹ kết luận ngay là trẻ biếng ăn.
Đó chính là lý do dẫn tới nghịch lý: hình ảnh bố (mẹ) bê bát cơm, bát cháo dắt con đi khắp xóm cho ăn ngày càng trở nên phổ biến trong bối cảnh xã hội ngày một phát triển, các gia đình ngày càng có điều kiện kinh tế để quan tâm đến chế độ dinh dưỡng của con cái.
Ảnh minh họa.
Cách khắc phục…
Từ những suy nghĩ chủ quan về dấu hiệu nhận biết trẻ biếng ăn trên, các ông bố bà mẹ cũng thường lựa chọn những cách xử lý cảm tính như: bế bé sang nhà hàng xóm, mở đĩa ca nhạc/siêu nhân… mỗi khi cho con ăn hay hứa hẹn sẽ cho bim bim, kẹo cho mỗi thìa cơm, cháo. Trên thực tế, những hành động “mua chuộc” này dễ làm cho trẻ phân tâm, không tập trung vào bữa ăn, chểnh mảng trong việc ăn uống.
Chưa hết, nếu mua chuộc không thành thì sẽ chuyển sang đe dọa. Nào là ăn nhanh không ngáo ộp bắt đấy; thế thích ăn cơm hay thích ăn đòn nào? Thậm chí trộn thuốc vào sữa hoặc thức ăn của trẻ… Hậu quả là trẻ ác cảm với thức ăn hay có cảm giác bị lừa dối.
Trong khi đó, dưới quan điểm của các chuyên gia, cách tốt nhất để trị chứng biếng ăn của trẻ là:
- Ngủ đủ giấc, hình thành cho trẻ thói quen ăn uống đúng giờ.
- Quan tâm tới hình thức chế biến món ăn.
- KHÔNG nên ép trẻ ăn, quát mắng trẻ trong bữa ăn, KHÔNG cho trẻ ăn vặt trước bữa ăn.
- Cho trẻ vận động thể dục thể thao hợp lý, ăn cơm cùng gia đình.
- Có thể bổ sung dưỡng chất như L-lysine, Kẽm (giúp trẻ ăn ngon miệng, tăng cường sức đề kháng), Chất xơ,Vitamin B1, B2, B3 ( thúc đẩy tiêu hóa thức ăn), Canxi (Chống còi xương), DHA, Taurin, Vitamin B12 (Tăng cường Trí tuệ và thị giác), dưới những hình thức phù hợp, khiến trẻ thích thú thay vì phải ép buộc (bởi nhiều loại thuốc, sản phẩm bổ sung có mùi vị không hợp, ép bé uống quá nhiều còn làm cho tình trạng biếng ăn trầm trọng hơn).
|